Tác hại khôn lường khi ba mẹ tung hứng trẻ

shape

01 Mar

Julia PhạmMar 01, 2020

Tác hại khôn lường khi ba mẹ tung hứng trẻ

Trẻ bị đung đưa, lung lay quá nhiều có thể gây chấn thương não bộ, thậm chí dẫn đến chấn thương suốt đời như mù, liệt. Điều này hẳn nhiều mẹ đã biết. Tuy nhiên, mẹ có biết việc tung hứng trẻ lên cao, trò chơi thường thấy của nhiều gia đình cũng có thể gây những ảnh hưởng tương tự đến sự phát triển của trẻ, nhất là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi?

Tác hại khôn lường khi ba mẹ tung hứng trẻ

Một phút vô tâm của bố mẹ có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ

Tung hứng gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

1/ Chấn thương đốt sống cổ

Trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi phần cổ khá mềm và dễ bị tổn thương. Bất kỳ di chuyển mạnh nào trong giai đoạn này cũng có thể làm bé bị tổn thương, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên mới bắt đầu có khả năng kiểm soát và nâng đỡ phần đầu của mình. Tuy nhiên, những hoạt động như rung lắc, đung đưa hay tung hứng vẫn có thể dẫn đến nguy cơ gãy gập cổ nếu mẹ không đỡ tay đúng vị trí.

2/ Nguy cơ té ngã từ trên cao

Khi tung bé lên cao, bạn có nguy cơ không bắt kịp, dẫn đến trẻ rơi thẳng xuống đất. Tùy độ cao và bề mặt tiếp xúc, các chấn thương có thể xảy ra như: gãy xương, chấn thương sọ não, tụ máu ngoài màng cứng,… Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp trẻ tử vong do bố mẹ không đỡ kịp thời.

Tác hại khôn lường khi ba mẹ tung hứng trẻ

Tuyệt đối không bao giờ rung lắc trẻ!
Hội chứng trẻ bị rung lắc xảy ra khi bé bị lung lay, đung đưa quá nhiều, gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên não bộ trẻ, mà có thể bị chấn thương suốt đời như mù, liệt, thậm chí tử vong. Trẻ em dưới 1 tuổi nằm trong nhóm nguy cơ cao nhất. Tuy nhiên, tốt nhất tuyệt đối không rung lắc trẻ em dù bé ở độ...

3/ Hội chứng trẻ bị rung lắc

Ngoài đung đưa, rung lắc trẻ, việc tung trẻ trong không khí vẫn có thể làm trẻ dưới 2 tuổi mắc phải Hội chứng trẻ bị rung lắc. Nguyên nhân do não của trẻ chưa phát triển hết nên vẫn còn nhiều khoảng trống, đồng thời não trẻ cũng mềm, mỏng hơn so với người lớn nên rất dễ tổn thương khi gặp phải tác động mạnh. Lực tác động mạnh làm di chuyển não, dẫn đến những va đập trong xương sọ, làm dập não, phù hoặc gây chảy máu trong.

Lưu ý dành cho mẹ

– An toàn cho bé khi chơi trò “máy bay”

Vẫn muốn cho con thử cảm giác “lơ lửng” trên không, bố mẹ có thể nhẹ nhàng bế trẻ đưa lên cao. Lưu ý, tay vẫn giữ trên người trẻ. Tuyệt đối không tung trẻ lên cao để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

 

Tác hại khôn lường khi ba mẹ tung hứng trẻ

Thay vì tung bé lên cao, bạn chỉ nên dùng tay nhẹ nhàng đưa bé lên không trung

Tác hại khôn lường khi ba mẹ tung hứng trẻ

11 cách vỗ về khi bé khóc
Một trong những khoảnh khắc kém đáng yêu nhất thiên thần nhỏ chính là thời điểm bé khóc nhè. Làm sao để bạn làm dịu những cơn dỗi hờn này một cách đơn giản nhất? Dưới đây là 11 mẹo dỗ bé khóc rất dễ áp dụng dành cho mẹ.

Xử trí đúng khi bé khóc

Khi trẻ khóc, đa phần các mẹ thường có thói quen bế trẻ, đung đưa qua lại hoặc đưa nôi, đưa võng nhiều và mạnh hơn. Tuy nhiên, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hội chứng rung lắc trẻ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Thậm chí có thể gây tử vong.

Trẻ sơ sinh không thể nói, vì vậy, khóc là cách bé giao tiếp cũng như bày tỏ mong muốn của mình. Thay vì rung lắc để dỗ trẻ, mẹ nên kiên nhẫn tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé khóc: bé muốn thay tã, đói bụng, khó chịu…, sau đó tìm cách giải quyết thích hợp.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *