Tạm biệt đau xương chậu khi mang thai

shape

31 Dec

Cha Mẹ TốtDec 31, 2019

Tạm biệt đau xương chậu khi mang thai

Xương chậu được cấu tạo chủ yếu từ 2 xương mu có hình cánh quạt cùng với vô số các dây chằng kết nối, đây cũng là đường ra duy nhất của thai nhi nếu mẹ sinh thường. Càng gần đến ngày lâm bồn mẹ bầu sẽ thấy dường như toàn bộ phần xương chậu bị nhão ra, các khớp trở nên lỏng lẻo hơn khiến dây chằng căng tức nhiều hơn. Tất cả những điều này tạo điều kiện cho thai nhi chui ra ngoài một cách dễ dàng hơn.

Tạm biệt đau xương chậu khi mang thai

Đau xương chậu khi mang thai thường khiến mẹ bầu bị đau lưng, đau hông, căng tức khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày

1/ Triệu chứng đau xương chậu khi mang thai

Tình trạng này sẽ xảy ra bất cứ lúc nào trong thời gian thai nghén, thông thường mẹ bầu có thể nhận thấy các cơn đau lần đầu tiên khi ở tam cá nguyệt thứ hai. Đau vùng xương mu và ở háng là triệu chứng phổ biến nhất, ngoài ra bầu còn bị đau lưng, đau mặt sau xương chậu.

Mỗi cơn đau có một cường độ khác nhau, có mẹ chỉ cảm thấy đau nhẹ không có vấn đề gì. Nhưng cũng có mẹ đau không thể nào chịu nổi, chúng tác động đến mọi hoạt động hàng ngày như đi lại, đứng lên ngồi xuống.

Đặc biệt là vào ban đêm, những cơn đau nhức vùng xương chậu càng nặng hơn khiến mẹ bầu thức giấc. Bên cạnh đó, chứng đi tiểu đêm khi mang thai dường như là nổi “cực hình” đối với mẹ bầu nào có các triệu chứng trên khi phải ngồi dậy, xuống giường và đi vào nhà vệ sinh.

Đôi khi bầu còn cảm thấy phần bụng trở nên nặng nề, cơ thể mệt mỏi không còn sức lực, luôn có cảm giác em bé trong bụng sẽ ra ngoài bất cứ lúc nào mặc dù không có dấu hiệu chuyển dạ.

2/ Làm sao để khắc phục tình trạng đau xương chậu?

Không có một phương thức nào có thể điều trị hiện tượng đau xương chậu khi mang thai. Việc chữa trị chủ yếu là tìm cách làm giảm bớt áp lực cho khu vực xương chậu, xoa dịu các cơn đau cũng như hạn chế những vận động có thể làm cho tình trạng thêm trở nặng. Mẹ bầu có thể lựa chọn và áp dụng những cách sau đây:

Sử dụng đai hỗ trợ: Có thiết kế rất đặc biệt dùng để nâng đỡ phần bụng ngày một lớn của thai phụ, giảm áp lực từ trọng lượng của thai nhi lên khung xương chậu.

Tập luyện thể dục: Ngay từ khi có thai, bầu nên tập luyện các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường chức năng cột sống, bụng, vùng chậu, hông cũng như các cơ. Việc làm này có công dụng rất lớn, nó sẽ cải thiện sự ổn định của xương chậu và phần lưng.

Massage, châm cứu: Liệu pháp này vừa giúp giảm đau vừa giúp mẹ bầu có những phút giây thư giãn. Tuy nhiên, bầu cần chú ý lựa chọn những nơi uy tín, đảm bảo.

Tạm biệt đau xương chậu khi mang thai

Thắc mắc thường gặp về châm cứu khi mang thai
Đi cùng với niềm hạnh phúc vô bờ bến khi chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ là những khó khăn mà mẹ bầu phải đối mặt như mệt mỏi, ốm nghén, đau nhức,… Châm cứu có thể là phương pháp giảm đau hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc, nhưng liệu pháp này có thực sự an toàn?

Nằm nghiêng sang trái: Tư thế này không chỉ giúp máu từ động mạch chủ vào tử cung dễ dàng hơn, cung cấp nhiều oxy cho bé mà còn làm giảm áp lực hiệu quả.

Di chuyển nhẹ nhàng: Trong mọi hoạt động bầu cần cẩn thận và nhẹ nhàng, nhất là khi thay đổi tư thế đứng, ngồi, nằm. Phân bổ đều trọng lượng trên cơ thể, tuyệt đối không ngồi bắt chéo hai chân.

Không đứng trên một chân: Việc làm này sẽ khiến các triệu chứng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, khi thay quần bầu cần ngồi trên giường hoặc ghế cho hai chân vào rồi mới từ từ đứng dậy và kéo lên.

Nghỉ ngơi nhiều: Bầu cần dành thời gian để nghỉ ngơi, không làm việc nhiều và quá sức.

Tránh xa giày cao gót: Những đôi giày gót nhọn chỉ khiến mẹ bầu đi đứng khó khăn, dễ vấp ngã, hơn nữa khi mang thường xuyên còn khiến bầu bị đau lưng nhiều hơn.

3/ Đau vùng xương chậu kéo dài bao lâu?

Nguyên nhân chủ yếu gây đau xương chậu khi mang thai là do cơ thể mẹ sản sinh ra hormone relaxin có tác dụng làm mềm các dây chằng, giúp xương chậu mở ra để em bé chui ra ngoài. Tác dụng phụ của hormone này làm cho các khớp xương đau nhức. Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi cũng ảnh hưởng đáng kế đến vùng xương chậu. Thông thường sau khi sinh tất cả các triệu chứng sẽ giảm dần và hết hẳn, các khớp xương cũng trở nên ổn định và vững vàng hơn. Vì vậy bầu không nên quá lo lắng khi mình gặp phải tình trạng này.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *