Tắm đúng cách khi mang thai để không ảnh hưởng đến thai nhi

shape

01 Oct

Martin NguyenOct 01, 2019

Tắm đúng cách khi mang thai để không ảnh hưởng đến thai nhi

Các mẹ thường rỉ tai nhau rằng trong thời gian mang thai không được tắm nước ấm, nhất là không được xông hơi vì dễ gây nguy hại cho thai nhi. Thế nhưng điều này có đúng không nhỉ?

Tắm khi mang thai như thế nào cho đúng?

  • Phòng tắm là nơi tuyệt vời để mọi người thư giãn. Tuy nhiên, đối với các mẹ bầu thì không nên tắm lâu hơn 15 phút. Nếu tắm nước ấm trong không gian phòng tắm hẹp, nhiệt độ trong phòng tăng lên khiến các mao mạch giãn nở, dẫn đến lượng máu đẩy lên não không đủ, dễ ảnh hưởng đến thai nhi
  • Những ngày gần sinh, cơ thể mẹ bầu khá nặng nề nên việc ngồi xổm hoặc đứng lâu để gội đầu là một điều khó khăn. Nếu có thể, các mẹ bầu nên ra dịch vụ để nằm cho nhân viên gội đầu. Nếu không có điều kiện, nên nhờ người thân gội giúp.
  • Trong khi tắm dễ bị mất nước, vì thế nên mang một chai nước vào phòng tắm khi mang thai để uống khi cần.
  • Tắm cùng chồng có thể giúp giải toả những căng thẳng, mệt mỏi. Nhân tiện, bạn có thể nhờ anh ấy massage nhẹ nhàng cho mình, điều này vừa tốt cho sức khỏe của bạn vừa giúp bồi đắp tình cảm vợ chồng.
  • Tắm dưới vòi hoa sen sẽ tốt hơn ngâm mình trong bồn tắm. Việc ngâm mình quá lâu trong nước dễ gây nhiễm khuẩn âm đạo, tăng nguy cơ sinh non.
  • Cách tắm khi mang thai: Lau rửa nhẹ nhàng vùng ngực, không chà xát mạnh đầu ngực để tránh những kích thích có thể dẫn tới nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Mẹ bầu cần chăm sóc kỹ vùng rốn khi tắm bởi nó là mối liên hệ trực tiếp giữa mẹ và bé. Các mẹ tuyệt đối không chà mạnh vùng rốn, có thể dùng tăm bông nhúng nước sạch và lau rửa. Dùng nước ấm và xà phòng làm sạch vùng nách một cách nhẹ nhàng. Dùng nước sạch để rửa vùng kín, hạn chế việc sử dụng dung dịch vệ sinh hoặc sữa tắm cho vùng kín.

 

Tắm đúng cách khi mang thai để không ảnh hưởng đến thai nhi

Mẹ bầu nên chọn vòi sen thay vì bồn để tắm khi mang thai

Những điều cần tránh trong lúc tắm khi mang thai

  • Không tắm khi tụt huyết áp. Tắm trong nước nóng khi huyết áp đang ở mức thấp khiến các mạch máu thêm giãn nở, tăng nguy cơ thiếu máu não ở mẹ và chất dinh dưỡng ở con cùng những hậu quả khó lường khác.
  • Không tắm sau khi ăn no. Tắm lúc này sẽ làm các mạch máu nở to, máu dồn xuống nửa thân dưới, lượng máu cung cấp cho khoang bụng không đủ để hệ tiêu hoá hoạt động. Nguy hiểm hơn là việc này có thể gây hạ đường huyết ở mẹ.
  • Không tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng. Nước tắm ở khoảng 36 độ là tốt nhất. Nếu tắm với nước quá nóng, nhiệt độ cơ thể mẹ tăng khiến nhiệt độ túi ối tăng theo, ảnh hưởng xấu đến việc hô hấp của thai nhi. Nếu tắm với nước quá lạnh, mẹ bầu dễ bị cảm lạnh, căng thẳng thần kinh, tăng nhịp tim. Đặc biệt, các mẹ có sức đề kháng yếu khi gặp lạnh đột ngột có nguy cơ các mạch máu bị co lại, cản trở sự lưu thông máu ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
  • Nên hạn chế tắm biển. Uống phải nước biển sẽ làm tăng nồng độ muối trong máu, dẫn tới việc hồng cầu bị vỡ hoặc co lại khiến lưu lượng máu giảm, không cung cấp đủ máu và oxi cho thai nhi.

Trong các liệu pháp spa dành cho mẹ bầu, sau khi massage nhẹ nhàng, mẹ bầu thường được ngâm mình trong nước ấm cùng một số thảo dược giúp chị em thư giãn và dễ ngủ hơn.

Việc bà bầu tắm nước ấm không ảnh hưởng gì tới thai nhi, để nhiệt độ nước có thể “chạm” vào bé là một điều không tưởng, vì bào thai còn được bảo vệ qua nước ối và tử cung. Tuy nhiên, việc tìm hiểu tắm khi mang thai sao cho đúng cách trong thời kỳ mang thai cũng là một điều cần thiết để bảo vệ bản thân và bé yêu của mình.

Minh Trang

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *