Tâm lý trẻ sơ sinh từ 1 – 12 tháng tuổi

shape

31 Oct

Julia PhạmOct 31, 2019

Tâm lý trẻ sơ sinh từ 1 – 12 tháng tuổi

Từ 01 đến 03 tháng tuổi

Khi mẹ cho bé bú, tắm hoặc cho bé ngủ, bé sẽ thể hiện cảm xúc theo cách riêng của mình với mẹ như cười với mẹ, chạm tay vào người mẹ, mắt dõi theo mẹ… Mẹ nên chú ý đến những lúc bé có biểu hiện như vậy vì theo bác sĩ chuyên khoa tâm thần – tâm lý Phan Thiệu Xuân Giang, giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết rằng ở giai đoạn rất sớm của cuộc sống, trẻ sơ sinh có khả năng biểu lộ một mức độ cảm xúc rộng rãi khác nhau bao gồm: thích thú, mỉm cười, khó chịu và đau đớn. Vào khoảng 2 hay 3 tháng tuổi trẻ biểu hiện được sự buồn rầu và giận dữ.

Do vậy, khi bé bắt đầu muốn ngọ nguậy, mẹ có thể nắm tay bé, mỉm cười và ôm bé vào lòng, ê a vài câu cho bé nghe vì bé chỉ nhìn và cảm nhận được người khác ở phạm vi 30cm nên những cử chỉ, hành vi của mẹ sẽ được bé chú ý. Đây là khoảnh khắc giúp bé phát triển những cảm xúc tích cực và tình thương với mẹ sau này.

Từ 03 đến 06 tháng tuổi
Lúc này trẻ đã lớn hơn một chút và muốn tìm hiểu thế giới xung quanh mình. Những cảm xúc rất đặc biệt được bác sĩ Nguyễn Minh Tiến – giảng viên bộ môn tâm lý trị liệu, đại học văn Hiến ghi nhận như sau: Khoảng 2-3 tháng tuổi, trẻ có thể phản ứng khác nhau với các giọng nói khác nhau: một giọng nói giận dữ có thể khiến cho trẻ khóc, trong khi một giọng nói vui vẻ sẽ làm cho trẻ mỉm cười và cất tiếng ê a. Đến 4-5 tháng tuổi, trẻ bắt đầu thấy thích thú khi chơi một mình với những âm thanh do tự mình phát ra (như tiếng phì phèo nước bọt).

Bé thích hóng chuyện của người lớn và bộc lộ cảm xúc vui mừng như một phản xạ tự nhiên khi có ai nói chuyện riêng với bé. Kỳ diệu hơn khi các nhà nghiên cứu của đại học Utah – Mỹ đã công bố trên tạp chí Tâm thần phát triển (DP) số ra năm 2009 thì trẻ nhỏ 6 tháng tuổi không chỉ bập bẹ những từ đơn giản như “mẹ mẹ” hay “bà bà” mà chúng còn “giải mã” rất tốt ngữ thái cảm xúc của một… con chó. Khi con vật nghe thấy những âm thanh này, nó cũng đáp lại bằng những hành động vui buồn hay dận dữ. Như vậy, khả năng xã hội của trẻ phát triển rất sớm và chứa đựng rất nhiều bí ẩn mà khoa học chưa từng biết.

Trong thời gian này, mẹ nên tạo cho bé những điều khiến bé vui, giúp bé lớn lên mỗi ngày khỏe mạnh và phát triển cảm xúc theo hướng tốt hơn.

Từ 07 đến 09 tháng tuổi
Vào giai đoạn này, bé đã biết phân biệt được nhiều và bộc lộ cảm xúc rõ rệt hơn như vui mừng khi gặp người thân và khóc khi tiếp xúc với người lạ. Bé rất sợ nếu phải xa mẹ, bé sẽ khóc thật to nếu phải ở bên cạnh một người mà bé không quyến luyến.

Bé bắt đầu học nói và muốn nhận được “sự giúp đỡ” của cha mẹ khi bé cố gắng nói những từ đầu tiên. Bé sẽ vui sướng nếu cha mẹ đáp lại bằng cách nói chuyện âu yếm với bé, lúc đó bạn sẽ thấy bé đang rất cố gắng tạo ra mối quan hệ tốt đẹp cho bản thân mình với mọi người.

Cha mẹ không nên giận khi bé nhõng nhẽo quá mức để gây chú ý như la hét, khóc to, đập phá… vì muốn được mọi người quan tâm. Bạn khéo léo dỗ dành bé, nói với bé rằng mẹ rất yêu con bằng một nụ hôn hoặc vuốt ve bé, giúp bé điều chỉnh từ từ cảm xúc một cách cân bằng hơn nữa.

Tâm lý trẻ sơ sinh từ 1 – 12 tháng tuổi

Mỗi cử chỉ của bé đều gửi đến bạn một thông điệp của cảm xúc

Từ 10 đến 12 tháng tuổi
Khoảng từ 10-12 tháng tuổi, vai trò của biểu lộ cảm xúc gia tăng về mặt xã hội và có một chức năng quan trọng trong việc tổ chức hành vi. Trẻ một năm tuổi xét đoán ý nghĩa của các sự kiện thông qua việc học tập từ việc đáp ứng cảm xúc của người chăm sóc đối với các sự kiện đó, hiện tượng này được gọi là tham khảo xã hội (Social referencing).

Lúc này bé rất nhạy cảm và có thể bắt mạch được cảm xúc của bạn, nếu bạn tỏ ra khó chịu, bé sẽ lo sợ, sau đó mếu và khóc, ngược lại nếu bạn vui cười, yêu thương bé, bé sẽ đáp lại bạn bằng những tiếng cười khanh khách.

Nếu trong một môi trường có nhiều bạn đồng tuổi, bé sẽ thể hiện bản thân mình một cách rõ nhất: bé muốn giành đồ chơi, bé muốn sở hữu một mình, nhiều khi đánh bạn để ra oai… Các nhà tâm lý học ở Đại học Kỹ thuật Texas chứng minh rằng trẻ nhỏ đã có tính sở hữu cao, điều đó thể hiện: trẻ vui sướng khi được mẹ chăm sóc, và khi mẹ xoay sang nâng niu một con búp bê thì bé trở nên khốn khổ, quơ tay đạp chân để gây chú ý, rồi khóc thét lên để nói rằng mẹ chỉ thuộc về nó mà thôi.

Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để chăm sóc bé, quan tâm bé hơn bởi khi bé có những biểu hiện thái quá, điều đó đồng nghĩa với khả năng bé đang thiếu thốn tình cảm và bé muốn được quan tâm nhiều hơn nữa.

Phương Nhung

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *