Tập thể dục khi mang thai: Không bao giờ là quá trễ!

shape

01 Jan

Cha Mẹ Tốt Jan 01, 2020

Tập thể dục khi mang thai: Không bao giờ là quá trễ!

Tập thể dục khi mang thai, dù ở giai đoạn nào cũng mang lại những lợi ích tuyệt vời cho mẹ và bé cưng trong bụng. Đặc biệt, theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí sản khoa của Mỹ, tập thể dục thường xuyên trong tam cá nguyệt thứ 3 còn giúp mẹ bầu vượt cạn dễ dàng cũng như hỗ trợ thai nhi phát triển tối ưu hơn.

Tập thể dục khi mang thai: Không bao giờ là quá trễ!

Tập thể dục là phần thiết yếu để duy trì thai kỳ khỏe mạnh

Duy trì cân nặng lý tưởng

Nghiên cứu tiến hành trên 826 bà mẹ cho thấy, việc tập thể dục không chỉ giúp mẹ kiểm soát cân nặng của mình mà ngay cả cân nặng của bé cũng được duy trì ổn định hơn. Theo đó, các bé có mẹ thường xuyên tập thể dục, nhất là trong tam cá nguyệt thứ 3 sẽ có ít chất béo hơn so với các bé có mẹ ít vận động. Nhờ vậy, cân nặng của thai nhi được duy trì và ổn định cho đến ngày chào đời, hạn chế bớt tình trạng thai nhi quá khổ làm quá trình vượt cạn trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn.

Cũng trong nghiên cứu này, các chuyên gia cho rằng không bao giờ là quá trễ để mẹ bầu có thể hưởng lợi từ việc vận động. Theo chuyên gia, dù ít vận động trong thời gian đầu, nhưng nếu chăm chỉ tập thể dục khi mang thai 3 tháng cuối, mẹ và em bé trong bụng cũng sẽ nhận được “phần thưởng” tương đương.

Bà bầu tập thể dục: Thai nhi thông minh hơn?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia từ Đại học Montreal, tập thể dục khi mang thai, dù chỉ 20 phút mỗi ngày cũng có tác dụng hỗ trợ sự phát triển trí não, giúp bé thông minh hơn.

Khi bà bầu tập thể dục, nồng độ ô-xy trong cơ thể mẹ và lượng ô-xy cung cấp cho thai nhi cũng tăng lên, giúp nuôi dưỡng tế bào thần kinh và cải thiện sự phát triển não. Hơn nữa, tập thể dục còn giúp tăng cường nồng độ của serotonin, dopamine và các chất dẫn truyền thần kinh, cực quan trọng cho trí nhớ và sự chú ý.

Nguyên tắc tập thể dục mẹ bầu cần lưu ý

Tập thể dục khi mang thai mang lại nhiều lợi ích, đó là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, nếu không tuân thủ những quy tắc sau, việc tập thể dục có thể mang lại nhiều tác dụng ngược.

– Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu: Bác sĩ cho bạn lời khuyên phù hợp về thời gian luyện tập cũng như cường độ. Một số mẹ bầu có tình trạng sức khỏe không ổn định chỉ nên vận động nhẹ nhàng. Trong khi đó, mẹ bầu bị tiểu đường nên có thời gian vận động nhiều hơn.

– Tránh vận động nặng, bài tập liên quan đến độ cao: Bụng càng ngày càng to sẽ có ảnh hưởng đến khả năng thăng bằng của mẹ bầu, làm bạn dễ té ngã hơn. Vì vậy, mẹ nên tránh những bài tập dễ gây trượt ngã hoặc ảnh hưởng đến bụng như đạp xe, cưỡi ngựa, bóng đá…, đồng thời tránh các môn thể thao có liên quan đến độ cao.

– Bắt đầu chậm và kiên trì: Mới tập lần đầu, mẹ chỉ nên bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng, sau đó tăng dần cường độ cũng như thời gian luyện tập. Lưu ý, không nên tập quá sức. Chẳng hạn, thay vì tập liên tục trong 30 phút, mẹ nên chia nhỏ ra 2-3 lần tập, mỗi lần 10-15 phút. Hiệu quả mang lại cũng tương đương.

– Tránh làm cơ thể mất nước: Trước và sau khi tập thể dục, mẹ bầu nên uống 1 ly nước lọc. Đồng thời, nên tránh tập thể dục ngoài trời khi thời tiết quá nóng.

Tập thể dục khi mang thai: Không bao giờ là quá trễ!

7 nguyên tắc tập thể dục cho bà bầu
Các bà bầu ngày nay không cần phải kiêng vận động như ông bà xưa vẫn nghĩ. Thay vì suốt ngày quanh quẩn bên chiếc ghế lười, bạn nên tập luyện đều đặn cho đến tận ngày sinh, tất nhiên là theo sự hướng dẫn của bác sĩ sản phụ khoa

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *