Tất tần tật về mang thai tháng thứ 2

shape

30 Sep

Cha Mẹ TốtSep 30, 2019

Tất tần tật về mang thai tháng thứ 2

Bước vào giai đoạn mang thai tháng thứ 2 của thai kỳ, bà bầu bắt đầu "vật vã" với những cơn ốm nghén mệt mỏi và khó chịu. Để tình trạng này thuyên giảm, chỉ cần điều chỉnh đôi chút về dinh dưỡng, luyện tập, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Đừng quên làm điệu cho bản thân để lúc nào cũng rạng rỡ bà bầu nhé!

Tất tần tật về mang thai tháng thứ 2

Bà bầu bắt đầu ốm nghén vào tháng thứ 2

1/ Sự phát triển của thai kỳ tháng thứ 2

Tuần 5: Sự phát triển chính của tuần này là mũi, miệng và tai. Một cái đầu quá khổ và những đốm sẫm màu nơi mắt và lỗ mũi của bé bắt đầu hình thành. Tai của bé được đánh dấu bằng chỗ lõm nhỏ ở hai bên đầu và tay chân bé như những chồi non đang nhú ra. Tim bé đập khoảng 100 đến 160 lần một phút, gần gấp đôi nhịp tim người lớn, và máu bắt đầu lưu thông khắp cơ thể bé. Ruột cũng đang phát triển và các chồi mô hình thành phổi đã xuất hiện. Tuyến yên cũng như phần còn lại của bộ não, cơ bắp và xương đang hình thành. Lúc này, bé có kích thước của một hạt đậu nhỏ.

Tuần 6: Trong tuần này, bàn tay và bàn chân bé đang nhô ra từ cánh tay và chân, trông khá giống những mái chèo. Thật ra, bé vẫn chỉ được coi là một phôi thai và còn dấu tích của một cái đuôi nhỏ, là phần nối dài của xương cụt. Cái đuôi sẽ biến mất trong vài tuần và đó là phần duy nhất sẽ nhỏ lại. Bé đã tăng gấp đôi kích thước kể từ tuần trước và dài hơn 1cm, gần bằng kích thước của một trái nho.

Tuần 7: Bắt đầu xuất hiện những ngón chân và tay có màng phát triển từ bàn tay và bàn chân của bé. Bé có mí mắt, ống thở kéo dài từ cổ họng đến các nhánh của phổi đang phát triển và “đuôi” của bé dần biến mất. Các tế bào thần kinh đang phân nhánh ra để kết nối với nhau, tạo thành hệ thần kinh sơ khai. Bộ phận sinh dục của bé vẫn chưa phát triển đầy đủ để bộc lộ giới tính là trai hay gái. Bé có kích thước của một hạt đậu ngự và đang liên tục phát triển và thay đổi, mặc dù bạn vẫn chưa cảm nhận được.

Tuần 8: Thành viên mới của gia đình đã dài khoảng 2,5cm, cỡ một quả nho Mỹ và nặng chỉ vài gram. Hình hài của bé phát triển đầy đủ hơn. Các chi của cơ thể đã hình thành đủ, nhưng cần trải qua nhiều giai đoạn để hoàn thiện trong những tháng tiếp theo. Những phát triển trong tuần này: tim đã hoàn thành việc phân chia thành bốn ngăn, và các van tim bắt đầu hình thành. Phần đuôi của phôi thai hoàn toàn biến mất. Các cơ quan nội tạng, cơ bắp và thần kinh đã định hình. Cơ quan sinh dục đã xuất hiện nhưng chưa thể phân biệt được giới tính của bé trong vài tuần tới. Đôi mắt của bé đã hình thành đầy đủ nhưng mí mắt vẫn đóng chặt cho đến 27 tuần tuổi. Bé có dái tai nhỏ và miệng, mũi, lỗ mũi định hình rõ hơn. Nhau thai đã phát triển đầy đủ để đảm nhận chức năng quan trọng là sản sinh hormone. Sinh lý cơ bản của bé đã sẵn sàng và bé sẽ tăng cân nhanh chóng.

2/ Chế độ dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 2

Ốm nghén là một trong những nỗi lo lắng của bà bầu trong khoảng thời gian này. Có người còn nghén đến nỗi chẳng thể ăn được gì và cân nặng từ đó cứ “thả dốc không phanh”. Bạn thường xuyên nôn mửa, cảm thấy mệt mỏi và sợ ăn tất cả mọi thứ. Hầu hết các mẹ đều trải qua giai đoạn này trong khi mang thai, thậm chí có người còn nghén tới tận tháng thứ 9 của thai kỳ. Để giảm bớt tình trạng này, bạn nên chia những bữa ăn hằng ngày thành 5-6 bữa nhỏ.

Tất tần tật về mang thai tháng thứ 2

Mang thai tháng thứ 1 từ A - Z
Bao ngày mong ngóng, cuối cùng vợ chồng bạn cũng đón tin vui. Xen lẫn niềm hạnh phúc, đó còn là những lo lắng khi lần đầu mang thai. Đi đứng thế nào, ăn uống ra sao, hàng trăm nỗi băn khoăn làm bà bầu đứng ngồi không yên. Tất tần tật về dinh dưỡng, luyện tập và làm đẹp mang thai tháng 1 ở ngay...

3/ Luyện tập khi mang thai tháng thứ 2

Đi bộ nhẹ nhàng là bài tập lý tưởng cho các mẹ bầu trong giai đoạn này. Nó sẽ không khiến bạn quá mệt mỏi. Một lưu ý nhỏ là bạn nên thảo luận sớm với bác sĩ của mình về kế hoạch tập luyện trong lúc mang thai để chắc chắn mình nhận được những lời khuyên hữu ích.

4/ Làm đẹp khi mang thai tháng thứ 2

Nếu mang thai làm bạn mệt mỏi, nghén ăn và ti tỉ những rắc rối khác, ít ra sự thay đổi cũng có những lợi ích nhất định. Tóc bạn sẽ mọc dày hơn, óng ả và suôn mượt hơn bình thường. Đương nhiên, họ hàng với tóc là lông lại là đôi bạn cùng tiến. Vì vậy, đừng lấy làm lạ nếu lông mọc rậm rạp hơn bình thường ở chân tay, nách, bụng và xung quanh nhũ hoa. Đừng nghĩ đến chuyện triệt lông nhé mẹ bầu! Chỉ khoảng 6 tháng sau khi sinh, mọi chuyện sẽ đâu vào đấy cả thôi.

Cũng như lông và tóc, nhờ vào nội tiết tố trong thai kỳ, móng tay, móng chân sẽ phát triển bóng khỏe. Lúc này, rất nhiều mẹ bầu không biết có nên làm điệu cho móng xinh hay không. Không có một bằng chứng khoa học nào khẳng định chất acrylic trong sơn móng gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, cẩn tắc vô áy náy, móng bóng khỏe tự nhiên thì vẫn đẹp. Nói chung, lựa chọn cuối cùng là ở bạn đấy.

Tất tần tật về mang thai tháng thứ 2

Tháng thứ 3 rồi mẹ bầu ơi!
"Mẹ và con, tuy hai mà một", thời điểm mang thai tháng thứ 3, bà bầu đã quen với lý thuyết quan trọng này. Từ ăn, uống đến ngủ, nghỉ, tất cả đều hướng về một mục tiêu chung: Duy trì thai kỳ khỏe mạnh để an tâm đón bé yêu chào đời. Dù chỉ chút lơ là thôi, sẽ ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ lẫn bé....

5/ Lưu ý khi mang thai tháng thứ 2

– Bổ sung vitamin bằng nhiều cách: Nếu các viên uống vitamin bổ sung trong thai kỳ làm bạn phát ngán, nên lựa chọn các hình thức bổ sung khác như ăn các loại trái cây, salad, bổ sung rau củ vào bữa ăn. Việc này sẽ giúp lượng vitamin của bạn vẫn đầy đủ và bạn cũng tìm được niềm vui trong việc ăn uống.

– Đi bộ để chống mệt mỏi: Bạn nên dành ra 15 đến 20 phút đi bộ để giảm bớt cảm giác mệt mỏi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đừng vì cảm thấy mệt mà bỏ việc đi bộ nhé, càng đi, bạn sẽ càng khỏe hơn đấy.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

  • Buồn nôn khi mang thai
  • Mang thai có nên tập thể dục không?

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *