Tê ngón chân cái khi mang thai: Bầu phải làm gì?

shape

31 Dec

Martin NguyenDec 31, 2019

Tê ngón chân cái khi mang thai: Bầu phải làm gì?

Tình trạng tê tay, chân xuất hiện khá thường xuyên ở các mẹ đang mang thai, nhất là khi thai đã lớn. Không hiếm những mẹ bầu phải chịu đựng tình trạng tay chân mỏi rã rời, nhột nhạt như có kiến bò và gần như mất cảm giác. Tê ngón chân cái là một trong rất nhiều biểu hiện của chứng tê tay chân khi mang thai và mẹ bầu có thể bị tê ngón chân cái bên phải, tê ngón chân cái bên trái. Không ít mẹ có tình trạng ngón chân cái bị tê mất cảm giác.

Tê ngón chân cái là bệnh gì?

Đối với phụ nữ mang thai, chứng tê tay chân là hiện tượng sinh lý bình thường do nhiều biến đổi xảy ra trong suốt thai kỳ, chẳng hạn như do thai lớn, tạo áp lực lên các chi. Với những trường hợp này, mẹ không cần phải điều trị. Hơn nữa, tình trạng tê ngón chân cái cũng ít ảnh hưởng đến khả năng vận động và di chuyển của mẹ, ngoại trừ việc đem lại một ít cảm giác khó chịu mà thôi.

Tuy nhiên, mọi thay đổi của cơ thể, nhất là ở phụ nữ mang thai đều cần được chú ý đúng mức để kịp phát hiện ra những trường hợp bất thường. Khi có triệu chứng tê ngón chân cái, mẹ cần chú ý đến những biểu hiện đi kèm, chẳng hạn như:

  • Tê tay, chân kèm theo triệu chứng lơ mơ dù trong giây lát
  • Không nhấc nổi cẳng chân
  • Triệu chứng tê hơn khi đi bộ
  • Đi kèm các dấu hiệu bất thường khác như hoa mắt, co cơ…

Khi gặp các trường hợp trên, mẹ bầu cần đi khám ngay để được kiểm tra. Những biểu hiện trên đi kèm theo chứng tê chân tay có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ, rối loạn chức năng gan, rối loạn chức năng chuyển hóa hay dấu hiệu bất thường của hệ miễn dịch, thiếu chất, thiếu canxi… trong thai kì.

Một trường hợp khác là mẹ bầu bị mắc bệnh gút. Bệnh gút đa phần gặp ở nam giới nhưng một số ít phụ nữ cũng mắc bệnh này, nhất là các mẹ bầu vì các mẹ thường có khuynh hướng bổ sung nhiều đồ bổ trong thai kỳ.

Tê ngón chân cái khi mang thai: Bầu phải làm gì?

Tê ngón chân cái có thể là biểu hiện của các vấn đề sức khỏe khá nghiêm trọng như bệnh gút hay bệnh tĩnh mạch

Chị Nguyễn Trần Thuỳ Phương (Biên Hoà, Đồng Nai) chia sẻ chỉ thường xuyên tê ngón chân cái trong suốt thai kì, có những đợt cơn đau lan sang cả những ngón bên cạnh. Do chủ quan cho là tê tay chân trong thai kì nên chị không đi khám. Chỉ đến khi đau trầm trọng, đi cà nhắc, chị mới đến bác sĩ và được chuẩn đoán đã mắc bệnh gút. Trong thời gian mang thai do ăn uống nhiều chất, nhiều thịt cá, hải sản nên bệnh càng nặng và biểu hiện ra ngoài. Những mẹ bầu mắc bệnh gút cần được bác sĩ hướng dẫn chế độ dinh dưỡng đặc biệt để không phát bệnh mà vẫn đủ chất cho thai nhi.

Một số mẹ bầu khác thường xuyên tê chân cũng có thể là biểu hiện ban đầu của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu 2 chi dưới. Siêu âm Doppler màu tĩnh mạch đùi và tĩnh mạch khoeo có thể phát hiện bệnh sớm để điều trị.

Tê ngón chân cái khi mang thai: Bầu phải làm gì?

Bà bầu bị đau chân: Khi nào cần cảnh báo?
Chứng đau chân khi mang thai thường bắt đầu xuất hiện vào cuối tam cá nguyệt thứ 2, đầu tam cá nguyệt thứ 3. Bà bầu bị đau chân là dấu hiệu bình thường hay vấn đề đáng ngại? Đừng bỏ qua dấu hiệu báo động sức khỏe này, bầu nhé!

Cách khắc phục tình trạng tê ngón chân cái

Dinh dưỡng, vận động, tư thế nghỉ ngơi là những điều mẹ nên chú ý để khắc phục chứng tê ngón chân cái nói riêng và tê tay chân nói chung.

Bổ sung dinh dưỡng: Nếu tê tay, chân và chuột rút trong những tháng cuối thai kì, khi đi khám thai, mẹ nên nói với bác sĩ để được hướng dẫn bổ sung canxi, vitamin B1 và ăn các loại thức ăn có nhiều canxi, magiê… giúp tăng khả năng dẫn truyền thần kinh và giảm biểu hiện tê, mỏi.

Vận động hợp lý: Thường xuyên khởi động các khớp tay, chân và tập một số động tác yoga dành cho bà bầu sẽ giúp mẹ lưu thông khí huyết, giảm đau mỏi.

Chú ý tư thế ngồi, đứng: Tránh ngồi xổm, không ngồi hoặc đứng quá lâu khiến máu không thể lưu thông đến các chi gây tê mỏi.

Nằm ngủ đúng tư thế: Nằm nghiêng bên trái, có thể kê chân lên gối ôm hoặc ôm gối, tránh để chèn 2 chân lên nhau.

Ngâm chân với nước ấm: Để hạn chế tê chân và chuột rút, nên ngâm chân với nước ấm  15 phút trước khi ngủ, massage nhẹ nhàng và kê chân lên gối khi ngủ.

Tê ngón chân cái khi mang thai: Bầu phải làm gì?

Mẹ bầu làm gì cho hết mệt?
Tình trạng mệt mỏi khi mang thai thường xảy ra trong tam cá nguyệt đầu tiên và tam cá nguyệt cuối cùng. Nhiều mẹ thậm chí không muốn bước ra khỏi chiếc giường mỗi sáng. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn phải đầu hàng trước hiện tượng này

Tê ngón chân cái hay tê mỏi chân tay nói chung thường không gây hại cho mẹ bầu, do đó, mẹ không nên lo lắng. Đừng quên áp dụng những lời khuyên hữu ích kể trên để giảm bớt sự khó chịu và thoải mái tận hưởng thai kỳ, mẹ nhé.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *