Thai 35 tuần nặng bao nhiêu?
Tuần thai thứ 35, mẹ đang đứng rất gần một trong những mốc quan trọng ở chặng đường cuối của thai kỳ. Chỉ cần thêm 1 tuần nữa thôi, khi kết thúc tuần thai thứ 36, em bé đã được xem là đủ ngày đủ tháng. Ở tháng cuối này, cân nặng của thai nhi rất quan trọng vì nó quyết định trọng lượng của trẻ khi chào đời. Vậy mẹ đã biết thai 35 tuần nặng bao nhiêu và cách chăm sóc để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh chưa?
Cân nặng của thai nhi 35 tuần
Ở tuần 35, cân nặng của thai nhi khoảng từ 2,2 đến 2,7kg, chiều dài khoảng 46,2cm (tính từ đỉnh đầu đến gót chân). Tùy theo từng bé, chỉ số cân nặng có thể xê dịch trong khoảng 2,2 – 2,7 kg. Bé ở trong ngưỡng cân nặng này cũng cho thấy rằng sức con đang phát triển tốt, sức khỏe ổn định. Trong tuần này, bé tiếp tục tăng cân nhanh, mỗi ngày tăng khoảng 30g. Tuy vậy, việc thai 35 tuần nặng bao nhiêu cũng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố di truyền, dinh dưỡng, sức khỏe của người mẹ và độ chính xác của thiết bị siêu âm.
Nguyên nhân cân nặng thai nhi 35 tuần dưới chuẩn
Khi hiểu rõ thai 35 tuần nặng bao nhiêu, mẹ có thể căn cứ vào đó để so sánh liệu bé yêu có đang phát triển tốt hay không. Những nguyên nhân dẫn đến thai 35 tuần nhẹ cân hơn mức chuẩn có thể đến từ vấn đề sức khỏe của người mẹ hoặc do vấn đề ở chính thai nhi.
Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng cân nặng thai nhi dưới chuẩn ở giai đoạn này bao gồm:
-Dinh dưỡng nghèo nàn: Ở tam cá nguyệt cuối, thai nhi phát triển nhanh chóng và nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng rất lớn. Mẹ cần bổ sung thêm nhiều protein, canxi, chất sắt và carbohydrate để “tiếp lửa” cho sự phát triển tăng tốc của bé trong thời gian này. Một chế độ ăn thiếu dinh dưỡng có thể làm giảm nhịp tăng trưởng của bé.
-Mẹ bị cao huyết áp: Cao huyết áp làm giảm lưu lượng máu đến nhau thai, làm bé nhận được ít oxy và dinh dưỡng hơn. Do đó, trong những tuần cuối thai kỳ, mẹ cần hết sức cảnh giác với tình trạng cao huyết áp.
-Do bất thường ở nhau thai: Tình trạng nhau thai bong non, thoái hóa nhau thai ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ gặp những vấn đề này, mẹ sẽ cần được theo dõi kỹ lưỡng trong những tuần cuối thai kỳ.
Mẹ không nên quá lo lắng khi thấy cân nặng thai nhi 35 tuần có chênh lệch nhỏ so với mức chuẩn. Nên tiếp tục theo dõi và nếu thấy bé vẫn phát triển bình thường trong những ngày tiếp theo, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về sức khỏe thai nhi.
Lưu ý giúp mẹ tăng cân nặng thai nhi
Sức khỏe của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Để bé đạt cân nặng chuẩn, mẹ sẽ phải chăm chút nhiều đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt của mình. Áp dụng những lưu ý cơ bản dưới đây sẽ giúp mẹ và bé khỏe mạnh trong suốt thai kỳ
Lời khuyên cho mẹ mang thai ở tuần 35
Bên cạnh việc theo dõi thai 35 tuần nặng bao nhiêu, mẹ cũng nhớ luôn chăm sóc bản thân thật tốt để sẵn sàng cho thời gian lâm bồn nhé. Dưới đây là những lưu ý cho thời gian này.
Thai 35 tuần tuổi thường đã quay ngôi thai để sẵn sàng chào đời. Ở tuần thai 35, em bé biết mơ ngủ, thính giác đã phát triển đầy đủ nên có thể nghe rõ mẹ nói gì, vì thế mẹ nên trò chuyện nhiều với thai nhi ở tuần tuổi này.
Phổi của bé cũng đã được hoàn thiện khá tốt nên mẹ không cần lo lắng về vấn đề sinh non ở tuần 35.
Ở tuần thai thứ 35, mẹ vẫn nên duy trì nếp sinh hoạt lành mạnh để giữ sức khỏe cho ngày vượt cạn không còn xa
Đã đến tuần 35, thai nhi có thể chào đời bất cứ lúc nào vì vậy ngoài việc chuẩn bị đồ đạc, hành lý để đi sinh thì mẹ cần trang bị cho mình vốn kiến thức cần thiết khi sinh đẻ, giúp cho việc sinh đẻ một cách chủ động, an toàn và suôn sẻ.
Để sẵn sàng vượt cạn được mẹ tròn con vuông, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc cơ thể hợp lý. Mẹ bầu ở tuần 35 vẫn ăn uống đầy đủ các chất với chế độ thực đơn phong phú. Đặc biệt chú ý đến các vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, sắt, kẽm, ma-giê, a-xít folic, vitamin A, B, D, E và beta-caroten… Những chất này có thể bổ sung từ thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, rau quả… Mỗi ngày mẹ phải nạp vào cơ thể khoảng 2000-2500kcal để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Lưu ý, trong thực đơn của mẹ luôn cần axit béo giúp não bộ của thai nhi phát triển.
Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì?
Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì để đảm bảo cho sự phát triển mạnh mẽ của thai nhi và giúp mẹ thuận lợi bước vào ca sinh? Một vài gợi ý dưới đây sẽ rất hữu ích cho mẹ đấy.
Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn, nên ăn bất cứ lúc nào thấy đói, không nên ăn quá no khiến mẹ bầu đầy bụng, khó tiêu. Hạn chế đồ ăn nguội, đông lạnh, vì những thực phẩm này khiến cho mẹ bị rối loạn tiêu hóa và có thể chứa các mầm bệnh nguy hiểm.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.