Thai 39 tuần gò nhiều: Khi nào cần lo?

shape

31 Dec

Khanh ElisaDec 31, 2019

Thai 39 tuần gò nhiều: Khi nào cần lo?

Thai 39 tuần gò nhiều có thể là dấu hiệu sắp sinh hoặc đơn giản chỉ là những cơn gò sinh lý bình thường. Tuy nhiên, làm sao để phân biệt đúng cũng như biết cách xử lý trong từng trường hợp?

Thai 39 tuần gò nhiều: Khi nào cần lo?

Không phải tất cả trường hợp thai 39 tuần gò nhiều đều nguy hiểm

Thai 39 tuần gò nhiều có phải dấu hiệu sắp sinh?

39 tuần là khoảng thời gian bé có thể chào đời bất cứ khi nào. Vì vậy, mỗi một thay đổi cơ thể mẹ hay một cử động bất thường nào của bé cũng làm mẹ bầu lo lắng, nhất là khi những cơn gò tử cung xuất hiện ngày càng nhiều.

Khác với suy nghĩ của nhiều mẹ, thai 39 tuần gò nhiều không hẳn là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh mà có thể là cách cơ thể mẹ phản ứng với sự phát triển của thai nhi, hoặc đơn thuần là cơn gò sinh lý Braxton-Hicks. Mẹ cần tìm hiểu kỹ để biết cách xử lý đúng trong từng trường hợp.

– Cơn gò sinh lý Braxton-Hicks: Cơn gò sinh lý thường kéo dài khoảng 30 giây, không gây đau đớn, không xảy ra đều đặn và có khả năng biến mất khi mẹ đi bộ, nằm xuống hoặc thay đổi vị trí. Thật ra những cơn gò sinh lý này đã bắt đầu từ tuần thai thứ 7 một cách nhẹ nhàng và cơn gò co thắt ngày càng rõ hơn theo sự phát triển của thai nhi.

Cơn gò sinh lý thường xảy ra khi thai nhi chuyển động, khi bàng quang đầy, sau khi quan hệ hoặc khi cơ thể bị mất nước.

– Dấu hiệu chuyển dạ: Khác với những cơn gò sinh lý, cơn gò chuyển dạ thường gây khó chịu hoặc đau âm ỉ ở bụng dưới hoặc lưng, gây căng cơ ở vùng xương chậu, đau lườn hoặc đau đùi… Nhiều trường hợp mẹ bầu còn bị ra máu âm đạo.

Cơn gò chuyển dạ thường xuất hiện với tần suất cao, khoảng 5-10 phút/ lần hoặc theo tần suất, nhịp điệu riêng biệt. Đặc biệt, những cơn gò này không có dấu hiệu giảm dần ngay cả khi mẹ bầu thay đổi tư thế.

Thai 39 tuần gò nhiều: Khi nào cần lo?

Bà bầu bị căng cứng bụng: Nguyên nhân vì đâu?
Bà bầu bị căng cứng bụng là hiện tượng khá phổ biến, nhưng không phải mẹ nào cũng thực sự hiểu rõ, dẫn tới những lo lắng không đáng có.

Thai 39 tuần gò nhiều: Khi nào mẹ cần lo?

Những cơn gò sinh lý sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé. Hơn nữa cũng sẽ giảm dần theo thời gian hoặc khi mẹ thay đổi tư thế. Vì vậy bạn không cần quá lo lắng.

Ngược lại, khi những cơn gò là dấu hiệu chuyển dạ hoặc gò do những nguyên nhân sau đây, mẹ bầu nên lập tức đến bệnh viện ngay.

  • Nhau thai rụng sớm: Bên cạnh những cơn co thắt không diễn ra theo quy luật, mẹ có thể nhận thấy tử cung to và cứng bất thường, cảm giác hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng…
  • Do thai chết lưu: Rất hiếm gặp nhưng một số trường hợp thai 39 tuần gò nhiều có thể do thai chết lưu, mẹ cần hết sức cẩn thận.
  • Nhau thai rách: Tử cung co thắt không theo quy luật và âm đạo có chảy dịch nhiều hoặc ít.
  • Nhiều nước ối: Bụng bầu to nhanh vào những tuần cuối, bụng chướng cứng kèm theo những cơn co thắt không đồng đều, thai máy yếu có thể là dấu hiệu của đa ối khi mang thai.
  • Nhau thai nằm trước: Biểu hiện ban đầu có thể là tử cung co thắt không theo quy luật, ra máu âm đạo nhưng không cảm thấy đau.

Thai 39 tuần gò nhiều có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thay vì lo lắng, hoảng loạn, mẹ bầu nên bình tĩnh theo dõi diễn tiến của cơn gò và những dấu hiệu đi kèm. Nhanh chóng đến bệnh viện ngay nếu thai có vấn đề.

Thai 39 tuần gò nhiều do sinh lý: Xử sao mẹ ơi?

Với cơn gò sinh lý Braxton-Hicks hoặc do cảm xúc thay đổi, mẹ có thể thử những cách sau để giảm bớt khó chịu.

  • Thư giãn cơ thể bằng cách ngủ đủ vào ban đêm và ngủ những giấc nhỏ trong ngày, nghỉ ngơi, ăn uống và massage nhẹ nhàng. Lưu ý: Khi massage, mẹ bầu nên cố gắng giữ tâm lý vui vẻ, tránh căng thẳng.
  • Tắm bằng nước ấm cũng là cách giúp cơ thể thư giãn cũng như làm dịu tử cung. Tuy nhiên mẹ đừng dùng nước quá nóng hoặc ngâm bồn quá lâu.
  • Hít thở chậm, sâu và thay đổi tư thế.
  • Tăng cường bổ sung nước cho cơ thể, nhất là trong những ngày nắng nóng. Uống nhiều nước sẽ giúp “không gian sống” của bé rộng rãi, đồng thời cũng hạn chế tốt nhất những cơn gò.

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *