Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?

shape

31 Dec

Cha Mẹ TốtDec 31, 2019

Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Từ lúc thành hình đến khi phát triển đầy đủ các cơ quan, hầu hết thai nhi đều nằm hướng mông về phía tử cung của mẹ. Tuy nhiên, để có thể dễ dàng chui ra khỏi bụng mẹ, thai nhi sẽ quay đầu ngược lại. Tùy thuộc vào số lần sinh con, tình trạng sức khỏe cũng mỗi mẹ bầu, thời điểm thai nhi quay đầu cũng sẽ khác nhau. Vậy, thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ

Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Tư thế thuận lợi nhất để thai nhi dễ dàng chui ra khỏi bụng mẹ là đầu hướng xuống phía xương chậu, quay gáy về phía bụng mẹ. Tuy nhiên, đến tuần thứ 30 của thai kỳ, vẫn có khoảng 25% thai nhi “ngoan cố” giữ nguyên tư thế mông hướng về tử cung mẹ. Thậm chí, tới tuần thai 36, vẫn có 6% trường hợp thai nhi không quay đầu và khoảng 3% trường hợp như vậy ở tuần 40.

Ngôi thai ngược là những trường hợp thai nhi đưa mông về phía tử cung của mẹ bầu được gọi là ngôi thai ngược. Với những trường hợp ngôi thai ngược, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ sinh mổ.

Thời gian thai nhi quay đầu còn tùy thuộc vào số lần mẹ mang thai. Chẳng hạn, với những mẹ mang thai lần đầu, thời gian trung bình để thai nhi quay đầu là tuần thai 34-35. Tuy nhiên, với những mẹ mang thai lần 2, thai nhi có thể chờ đến tuần 36-37 mới chịu quay đầu. Những trường hợp thai nhi quay đầu sớm có thể diễn ra vào tuần thai 28.

Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Tháng thứ 7: Ăn sao cho con khỏe, mẹ vui?
Bầu có biết, tháng thứ 7 của thai kỳ chính là thời điểm quan trọng, đánh dấu sự tăng trưởng não của thai nhi một cách mạnh mẽ? Trong giai đoạn này, não của bé có thể đạt tới 25% não của người lớn, và một chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều kiện cần thiết để giúp con phát triển

Rắc rối khi thai nhi không quay đầu

Bắt đầu từ tuần 32-34 của thai kỳ, bác sĩ sẽ khám thăm dò để xác định tư thế nằm của thai nhi. Tuy nhiên, vị trí này vẫn có thể thay đổi rất nhiều trong thời gian mang thai. Khoảng tuần thứ 34-36, thai nhi có xu hướng tiến về một vị trí cố định. Càng gần cuối thai kỳ, khả năng thai nhi quay đầu sẽ càng thấp.

Nếu thai nhi không quay đầu, hoặc quay đầu nhưng phần gáy lại quay về cột sống của mẹ, còn gọi là ngôi sau, mẹ đều có nguy cơ gặp phải các rắc rối như: thời gian chuyển dạ kéo dài, nguy cơ sinh mổ cao, cảm giác đau lưng dữ dội không liên quan đến các cơn gò tử cung, có thể phải sử dụng các thủ thuật lấy thai.

Làm gì khi thai nhi không quay đầu?

Rất nhiều mẹ bầu “rỉ tai” nhau về những phương pháp giúp thai nhi quay đầu hoặc ở đúng vị trí ngôi trước thay vì ngôi sau. Tuy chưa được kiểm chứng cụ thể, nhưng đa phần những phương pháp này cũng không gây ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ và bé. Bầu có thể tham khảo thử.

  • Phụ nữ mang thai nên tập thể dục: ưu tiên những bài tập thể dục cho bà bầu dễ sinh. Một nghiên cứu cho thấy, những mẹ bầu sử dụng cả tay và chân để tập các bài thể dục hông từ tuần thai 37 trở đi sẽ dễ sinh hơn. Với những mẹ bầu ngôi thai không thuận, tập những bài thể dục này 2 lần/tuần cũng có tác dụng giúp ngôi thai xoay chuyển.
  • Nằm đúng thư thế: Các chuyên gia khuyến khích bà bầu nên nằm nghiêng bên trái để tăng tuần hoàn máu đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ có biết tư thế nằm của bà bầu cũng có thể ảnh hưởng đến việc thai nhi quay đầu?

Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Bài tập yoga cho bà bầu dễ sinh
Yoga là bộ môn cực tốt cho sức khỏe mẹ bầu, vừa giúp duy trì sự khỏe mạnh, vừa giảm bớt căng thẳng lo âu, lại còn hỗ trợ rút ngắn quá trình vượt cạn. Còn chần chừ gì nữa? Mẹ bầu tham khảo ngay các bài tập hữu ích sau!

Nhiều người cho rằng, khi mẹ bầu nằm ngửa, thai nhi khó có thể quay đầu về phía hông. Chỉ khi mẹ nằm nghiêng, bé mới có thể xoay người. Chưa có nghiên cứu chính thức về vấn đề này, nhưng so với nằm ngửa, nằm nghiêng cũng mang lại lợi ích nhiều hơn, bầu nhỉ!

Nếu phát hiện ngôi thai bất thường, các bác sĩ có thể chỉ định bạn sinh mổ hoặc giúp bạn thực hiện kỹ thuật xoay ngôi thai trong điều kiện thích hợp. Tốt nhất, nếu đang mang thai ở các dạng ngôi thai này, bầu nên đi khám thai đúng lịch để được các bác sĩ tư vấn.

nguyên nhân dẫn đến ngôi thai ngược

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngôi thai ngược: Người mẹ có khung chậu hẹp, nhau thai nằm không đúng vị trí, dị dạng tử cung. Những hiện tượng bất thường cũng có thể xảy ra khi thai nhi quá nhỏ và có thể di chuyển tự do trong tử cung, hoặc dây rốn quá ngắn cản trở sự di chuyển của thai nhi. Ngoài ra, ngôi thai ngược cũng xảy ra khá thường xuyên trong những trường hợp sinh non.

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *