Thai nhi đạp nhiều bụng dưới: Nhất cử nhất động đều cần lưu tâm

shape

31 Dec

Cha Mẹ TốtDec 31, 2019

Thai nhi đạp nhiều bụng dưới: Nhất cử nhất động đều cần lưu tâm

Mang thai lần đầu cộng thêm tâm lý hồi hồi chờ đón những cử động đầu tiên của bé đôi khi khiến mẹ đứng ngồi không yên và so sánh với bà bầu nhà người ta. Thực ra thì mỗi bé cưng lại “tung chưởng” ở một thời điểm khác nhau. Cũng có thai nhi đạp nhiều và ngược lại có bé thỉnh thoảng mới tung tẩy. Từ từ mọi chuyện rồi đâu sẽ có đó mẹ nhen!

Thai nhi đạp nhiều, khi nào?

Từ tuần thứ 8 của thai kỳ, thai nhi đã có những chuyển động đầu tiên, thậm chí có bé đã nhào lộn tung thích thú. Chỉ có những phụ nữ thực sự nhạy cảm mới nhận thấy điều này còn lại hầy hết bầu vẫn chưa cảm nhận rõ nét.

Thai nhi đạp nhiều bụng dưới: Nhất cử nhất động đều cần lưu tâm

Từ tam cá nguyệt thứ 2 mẹ có thể cảm nhận rõ rệt những cú đạp của bé

Bước san tam cá nguyệt thứ hai, tháng thứ 5, bé hoạt động nhiều hơn trong tử cung. Lúc này “cục vàng” của cha mẹ cũng đã lớn hơn. Lực đạp vào bụng mẹ mạnh hơn nên có thể dễ dàng nhận thấy nhất là thời điểm buổi tuối.

Đến tháng thứ 6, em bé bắt đầu có phản ứng với âm thanh bên ngoài. Tiếng nói chuyện ồn ào, âm nhạc quá lớn… đều được thai nhi phản ứng bằng các cử động. Nhiều mẹ có cảm giác như bé đang nấc.

3 tháng cuối thai kỳ, chính là giai đoạn bé đạp nhiều bụng dưới. Theo thống kê của các chuyên gia, một em bé khỏe mạnh sẽ đạp khoảng 15-20 lần/ngày. Nếu trẻ giảm cử động dưới mức 10 lần/ngày có thể do bé hấp thụ đủ chất dinh dưỡng hoặc oxy. Mẹ cần thông báo điều này cho bác sĩ.

Một số trường hợp bé ít đạp có thể là do muốn nghỉ ngơi khoảng thời gian nào đó, mẹ không cần phải lo. Bé cưng cũng dễ mệt, ngủ sâu từ 40-50 phút/lần sau đó sẽ tiếp tục chuyển động nhào lộn, nất cụt, mút tay,… Và rồi tiếp tục ngủ tiếp. Thai nhi đạp nhiều hay ít còn phụ thuộc vào thể trạng.

Bước vào tháng thứ 9 khi thai nhi đã trưởng thành đầy đủ trong tử cung và không còn chỗ trống nào cho bé quẫy đạp. Bạn có thể căn cứ vào những điều này và thông báo cho bác sĩ kịp thời  khi thấy những bất thường.

Thai nhi đạp nhiều bụng dưới, vẫn ổn!

Nếu bé cưng tích cực đạp bụng dưới, mẹ sẽ không cần quá lo lắng nếu điều đó lặp lại trong những trường hợp sau:

  • Mẹ ăn no: Đa phần thai nhi sẽ đạp nhiều hơn nếu dạ dày của mẹ được nạp quá nhiều thức ăn. Điều này là do bé đã được bổ sung nhiều vi chất dinh dưỡng hơn.
  • Môi trường bên ngoài quá ồn: Mẹ di chuyển ngoài đường, ngồi nói chuyện nơi công cộng, nghe nhạc quá lớn cũng khiến bé “khó chịu” hoặc muốn ra ngoài để hòa nhập với những âm thanh tươi vui đó.
  • Tư thế nằm của bà bầu: Khi mẹ nghiêng sang bên trái, bé sẽ đạp nhiều hơn. Vì tư thế này làm tăng lượng máu và chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Tư thế nằm tốt nhất với bà bầu là nghiêng về bên trái để ngăn ngừa tình trạng tử cung chèn ép vào tĩnh mạch chủ làm giảm lượng máu về tim. Điều này giúp giảm hiện tượng phù tay, chân ở thai phụ.

Theo dõi cử động của thai nhi, luôn cần thiết!

Là một bà bầu hiện đại biết đến việc theo dõi cử động của thai nhi là cần thiết. Kiến thức này cũng giúp mẹ “check” sức khỏe của bé. Một khi đã cảm nhận được cú đạp đầu tiên của bé mẹ nên thường xuyên chú ý để kịp thời thông báo cho bác sĩ những bất thường.

Thai nhi đạp nhiều bụng dưới: Nhất cử nhất động đều cần lưu tâm

Từ tuần thứ 20 của thai kỳ, âm thanh lớn như tiếng đồng hồ báo thức cũng khiến bé cưng “khó chịu”

Tam cá nguyệt thứ ba, các bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu nên dành chút thời gian mỗi ngày để ghi lại lịch trình chuyển động của bé. Bé đạp nhiều hay ít có thể thông báo nhiều vấn đề khác nhau vì thời điểm này mẹ có thể sinh non, chuyển dạ sớm hoặc phải mổ lấy thai.

Cách phổ biến nhất để đếm cử động của thai nhi:

  • Chọn một thời điểm nhất định trong ngày, khi em bé có xu hướng hoạt động nhiều, ngồi lặng lẽ hoặc nằm im để nghe rõ nhất những cú đạp của con.
  • Đếm tất cả các hoạt động của bé như đá, co rút…
  • Trong vòng 2 tiếng mà bạn không đếm được ít nhất 10 chuyển động của bé, hãy gọi ngay cho bác sĩ.

Những dấu hiệu không nên xem thường

Phụ nữ có thể trạng gầy hoặc bình thường có thể cảm nhận thai máy sớm và thường xuyên hơn bà bầu thừa cân. Từ tuần thai thứ 30-38 tuần, cử động thai sẽ đạt đến đỉnh cao, trong một ngày đêm có thể hơn 130 lần.

Với suy nghĩ rằng bé càng chuyển động nhiều càng khỏe mạnh, nhiều mẹ cảm thấy cực kỳ lo lắng nếu không thấy bé di chuyển nhiều trong ngày. Thật ra, trong một số trường hợp, thai nhi bất ngờ di chuyển nhiều là do ngạt thở hoặc bị thiếu oxy do dây rốn quấn cổ bé… Trường hợp này rất nguy hiểm, nếu không giải quyết kịp thời, có thể dẫn đến thai chết lưu.

Thai nhi đạp nhiều bụng dưới: Nhất cử nhất động đều cần lưu tâm

7 điều thú vị về thai máy không phải mẹ bầu nào cũng biết
Không chỉ là dấu hiệu cho thấy sự phát triển của thai nhi, thai máy còn ẩn chứa nhiều điều thú vị khác về cuộc sống trong bụng mẹ của cục cưng. Cùng khám phá mẹ nhé!

Thai nhi đạp nhiều bụng dưới sẽ là bình thường nếu điều này diễn ra thường xuyên bắt đầu từ khi mẹ cảm nhận được thai máy. Ngược lại thì bầu cần đến bác sĩ ngay vì đó là dấu hiệu báo động sức khỏe thai nhi đang nguy cấp.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *