Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm có nguy hiểm không?

shape
Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm có nguy hiểm không?

31 Dec

Khanh ElisaDec 31, 2019

Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm có nguy hiểm không?

Thai nhi đạp nhiều là hiện tượng khá bình thường nên các mẹ đang mang thai cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu bạn vẫn còn băn khoăn hay thắc mắc không biết thai nhi đạp nhiều có tốt không thì hãy cùng nhau tìm hiểu nguyên do vì sao lại như vậy nhé!

Lý do vì sao thai nhi đạp nhiều vào ban đêm?

Thường thì bắt đầu từ lúc mang thai tháng thứ 4, thai nhi đã bắt đầu có những chuyển động đầu tiên. Nhưng vì cơ thể của bé lúc này vẫn còn khá yếu và sự chuyển động rất nhỏ nên mẹ sẽ thường khó nhận ra. Chỉ từ tháng 6 trở đi, thai nhi có vẻ trở nên hiếu động và di chuyển nhiều hơn trong bụng nên mẹ sẽ cảm nhận được những cú đạp của bé thường xuyên hơn.

Một trong những lý do khác giải thích cho việc thai nhi đạp nhiều vào ban đêm có thể là do không gian yên tĩnh, mẹ nằm ổn định nên dễ dàng cảm nhận được sự chuyển động của bé và cho rằng bé đạp nhiều hơn bình thường.

Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm có nguy hiểm không?

Ban đêm không gian yên tĩnh nên mẹ sẽ dễ dàng cảm nhận những chuyển động của bé hơn so với ban ngày

Thực tế thì bé sẽ chuyển động đều đặn vào cả ban ngày lẫn ban đêm. Tuy nhiên, do mẹ phải thường xuyên hoạt động vào ban ngày nên sẽ khó cảm nhận được những cú đạp của bé.

Khi bước sang tháng thứ 7, thai nhi cũng bắt đầu phản ứng nhạy hơn với những âm thanh mà bé thích, đặc biệt là giọng nói của mẹ. Khi nhận thấy giọng nói của mẹ, bé thường tỏ ra phấn khích và đạp vào thành bụng nhiều hơn so với bình thường. Chính vì vậy mà bạn đêm, khi nằm trò chuyện cùng bé sẽ phần nào tạo sự thích thú khiến bé đạp nhiều hơn.

Ngoài nhạy cảm với âm thanh, bé cũng sẽ cảm nhận được hương vị các món ăn mà mẹ đã ăn thông qua nước ối. Có thể vì vậy mà nếu trong buổi tối, mẹ ăn những loại thực phẩm có mùi đặc trưng mà bé khoái khẩu, bé sẽ thể hiện sự vui mừng cảm nhận hương vị bằng cách đạp nhiều hơn.

Bà bầu uống nước đậu đen có tốt không? Rất tốt nếu đúng thời điểm mẹ nhé!

Đậu đen có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều hợp chất giúp phòng chống nhiều loại bệnh tật như ung thư, tiểu đường và ngăn chặn các bệnh tim mạch... Nếu mẹ trót mê nước đậu rang và đang phân vân bà bầu uống nước đậu đen có tốt không thì cứ an tâm dùng nhưng phải chọn thời điểm thích hợp nhé!

 

Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm có tốt không?

Đây là một trong những thắc mắc thường gặp ở các mẹ bầu khi mang thai lần đầu tiên. Các mẹ có thể yên tâm bởi đây là hành động hết sức tự nhiên cho thấy thai nhi đang phát triển tốt và ngày càng cứng cáp hơn.

Thực chất, sự chuyển động của bé trong bụng có thể bao gồm các hành động như nấc, quơ tay, quay sang bên này, bên kia hoặc nhiều cử động khác chứ không chỉ đơn thuần là đạp. Những chuyển động này sẽ rất khó để mẹ có thể phân biệt rõ ràng, vì vậy mà mẹ cần phải cảm nhận rõ hơn để có thể hiểu được những hành động của bé.

thai nhi đạp nhiều vào ban đêm có sao không

Việc thai nhi đạp nhiều vào ban đêm là dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển bình thường nên mẹ không cần phải quá lo lắng

Ngoài ra, việc bé cố gắng di chuyển trong bụng mẹ cho thấy bé đang phản ứng với những kích thích bên ngoài bụng mẹ như âm thanh, ánh sáng hoặc thậm chí là những thực phẩm do mẹ tiêu thụ. Đó cũng có thể là cách bé muốn báo cho mẹ biết sự thích thú của bé đối với những gì bé vừa cảm nhận được và mong muốn mẹ có thể tiếp tục việc đó.

Chính vì vậy mà việc bé đạp nhiều vào ban đêm vốn dĩ là một dấu hiệu tốt cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Bằng cách cảm nhận những chuyển động ấy, mẹ và bé có thể ngầm giao tiếp và cảm nhận lẫn nhau. Hơn nữa, việc bé thường xuyên chuyển động cũng phần nào cho thấy tính cách hiếu động của bé sau này.

Những điều mẹ nên làm khi bé đạp nhiều vào ban đêm

Nếu mẹ nhận thấy bé thường xuyên đạp nhiều và liên tục vào ban đêm, có thể đó là cách bé muốn báo cho mẹ biết về một sự khó chịu nào đó mà bé đang gặp phải. Lúc này, mẹ nên ngồi xuống nghỉ ngơi một vài phút, tạo cho bé cảm giác thư giản.

Sau khi nghỉ ngơi, mẹ có thể hoạt động bình thường trở lại nhưng hãy nhớ theo dõi phản ứng của trẻ trong vài giờ tiếp theo để biết được tình trạng của trẻ.

thai nhi đạp nhiều vào ban đêm có sao không
Mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi và cảm nhận những chuyển động của bé.

Ngoài ra, việc đạp vào ban đêm cũng có thể là do bé muốn được giao tiếp cùng mẹ. Hãy dành một chút thời gian để trò chuyện cùng trẻ và cảm nhận những chuyển động của bé sau đó. Đây chắc chắn sẽ là cách rất tốt để tạo ra sự gần gũi, thấu hiểu giữa mẹ và bé.

Mặc dù việc thai nhi thường xuyên đạp vào ban đêm là những dấu hiệu bình thường và không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mẹ có thể hoàn toàn chủ quan mà cần phải quan sát và cảm nhận để kịp thời nhận biết được những dấu hiệu bất thường ở thai nhi.

Tổng hợp bởi:Cha Mẹ Tốt.

FAQs

Chu kỳ ngủ thức của thai nhi: Thai nhi cũng có chu kỳ ngủ thức riêng, và thường hoạt động nhiều hơn vào ban đêm.Mẹ bầu nghỉ ngơi: Khi mẹ bầu nghỉ ngơi, thai nhi cũng cảm nhận được sự yên tĩnh và hoạt động nhiều hơn.Sự thay đổi nội tiết: Hormone của mẹ bầu thay đổi vào ban đêm, có thể khiến thai nhi trở nên năng động hơn.Tư thế ngủ của mẹ bầu: Nằm ngửa hoặc nằm nghiêng về một bên có thể khiến thai nhi bị chèn ép và đạp nhiều hơn.

Thông thường, thai nhi đạp nhiều vào ban đêm là bình thường. Tuy nhiên, nếu bé đạp quá mạnh, quá thường xuyên hoặc có nhịp độ bất thường, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để kiểm tra.

Thai nhi đạp quá mạnh hoặc quá thường xuyên: Nếu bé đạp mạnh đến mức mẹ bầu cảm thấy đau hoặc khó chịu, hoặc đạp liên tục trong thời gian dài.Thai nhi ngừng đạp: Nếu thai nhi ngừng đạp trong một thời gian dài, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.Thai nhi đạp theo nhịp điệu bất thường: Nếu bé đạp theo nhịp điệu bất thường, chẳng hạn như đạp nhanh, chậm hoặc theo một mô hình nhất định.

Ăn uống đầy đủ: Mẹ bầu nên ăn uống đầy đủ và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi.Nghỉ ngơi thư giãn: Mẹ bầu nên nghỉ ngơi thư giãn, tránh căng thẳng, lo lắng.Thay đổi tư thế ngủ: Nằm nghiêng về bên trái để giảm áp lực lên thai nhi.Hạn chế tiếng ồn: Giữ môi trường yên tĩnh để thai nhi không bị giật mình.Giữ mát cho cơ thể: Mặc quần áo thoáng mát, uống nhiều nước.Nói chuyện với thai nhi: Nói chuyện nhẹ nhàng với bé để bé cảm thấy an toàn và yên tâm.

Hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe cho mình và thai nhi. Bác sĩ sẽ đánh giá nhịp độ đạp của thai nhi và cung cấp lời khuyên phù hợp.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ. Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe cho mình và thai nhi.

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *