Thai nhi học hỏi ngôn ngữ như thế nào?
Bạn nghĩ rằng em bé trong bụng mẹ chẳng thể hiểu ý nghĩa của từ ngữ ư? Hãy nghĩ lại đi nhé!
Mẹ nên cẩn thận với những gì mình nói trong thời gian mang thai. Nghiên cứu cho thấy dù là một bào thai đang lớn dần trong bụng mẹ, bé vẫn có thể nghe thấy thanh âm từ thế giới bên ngoài và hiểu đến mức nhớ được những ký ức đó sau khi chào đời.
Em bé trong bụng mẹ có thể nghe và ghi nhớ âm thanh
Bạn nghi ngờ rằng em bé trong bụng mẹ làm sao có thể nghe thấy lời nói ư? Thực tế là các bộ phận não bộ phụ trách xử lý âm thanh lại trở nên linh lợi trong quý cuối của thai kỳ, và âm thanh truyền vào khá rõ thông qua môi trường nước ối trong bụng mẹ.
Một nghiên cứu từ năm 1988 đã cho thấy trẻ sơ sinh nhận biết ca khúc chủ đạo từ phim truyền hình dài tập yêu thích của mẹ. Nhiều nghiên cứu khác cũng mở rộng những kiến thức về quá trình học hỏi của bào thai, chỉ ra rằng các bé mới sinh đã quen với giọng cha mẹ khi nói ngôn ngữ gốc.
Em bé trong bụng mẹ thích lắng nghe giọng nói của cả bố và mẹ
Bé học ngôn ngữ ngay từ khi còn trong bụng mẹ
Nhà khoa học Partanen và nhóm của ông quyết định trang bị cho các bé cảm biến EEG để tìm kiếm các dấu hiệu thần kinh liên quan đến ký ức trong bụng mẹ. “Khi chúng ta nghe thấy một âm thanh, nếu nó được lặp đi lặp lại thường xuyên, chúng ta sẽ hình thành ký ức về nó, và điều này được kích hoạt khi ta lại nghe âm thanh đó lần nữa”, ông giải thích. Ký ức này đẩy nhanh tốc độ nhận biết âm thanh trong tiếng mẹ đẻ của người học và có thể được dò ra dưới dạng sóng não, ngay cả ở một em bé đang say ngủ.
Cả nhóm đã đưa các chị em đang mang thai một bản thu âm để bật lên vài lần một tuần vào những tháng cuối của thai kỳ, trong đó có một từ bị biến đổi (là ‘tatata’) lặp lại nhiều lần và được đặt rải rác cùng âm nhạc. Thỉnh thoảng âm tiết giữa được thay đổi, với một cao độ hoặc âm nguyên âm khác. Vào lúc trẻ chào đời, tính ra các bé đã nghe từ bị cải biến này trung bình hơn 25.000 lần. Và khi trẻ được kiểm tra sau khi sinh ra, não của những em bé này nhận biết từ ngữ đó cùng các biến thể của nó, trong lúc những trẻ thuộc một nhóm đối chứng thì không.
Những bé từng nghe các bản thu âm cho thấy tín hiệu thần kinh đối với chuyện nhận ra các thay đổi về nguyên âm và cao độ trong từ ngữ giả hiệu đó, và tín hiệu này mạnh nhất ở những trẻ có mẹ bật bản thu âm thường xuyên nhất. Các bé cũng giỏi hơn trẻ thuộc nhóm đối chứng ở khía cạnh phát hiện những khác biệt về âm tiết, chẳng hạn như độ dài nguyên âm. Partanen nhấn mạnh: “Điều này khiến chúng tôi tin rằng bào thai biết được nhiều thông tin chi tiết hơn chúng tôi nghĩ trước đây”, và các vết tích ký ức ấy đều có thể nhận thấy sau khi sinh ra.
Theo Patricia Kuhl, nhà thần kinh học tại Đại học Washington ở Seattle, các kết quả nghiên cứu này cho thấy “việc học hỏi ngôn ngữ bắt đầu ngay từ trong bụng mẹ”.
Việc học ngôn ngữ của thai nhi chỉ ở mức bắt đầu
Tuy chúng ta có thể coi là em bé trong bụng mẹ đang học hỏi ngôn ngữ, việc bật nhạc hoặc bản thu âm ngôn ngữ sẽ không giúp ích cho bé. Partanen cho biết không có chứng cứ xác đáng nào chứng tỏ sự kích thích vượt ra ngoài những âm thanh của cuộc sống hàng ngày mang lại hiệu quả về lâu dài. Christine Moon, nhà tâm lý học của Đại học Pacific Lutheran ở Tacoma, Washington nói thêm rằng hành động mở âm thanh cho một bào thai nghe với loa đặt gần bụng mẹ còn có thể gây nguy hiểm vì điều này dễ khuấy động quá mức tai và não bộ đang phát triển nhanh chóng ở bào thai. Tiếng động quá lớn có thể gây rắc rối cho hệ thống thính giác và phá vỡ chu kỳ ngủ của bé.
Nghe nhạc khi mang thai như thế nào cho đúng cách?
Việc nghe nhạc khi mang thai ngày nay rất được các mẹ bầu chú ý, có lẽ kể từ sau hiệu ứng Mozart đối với thai nhi trong nghiên cứu của bác sĩ người Pháp Dr Alfred Tomatis vào đầu những năm 1990, theo đó ông công bố rằng việc nghe nhạc cổ điển có thể giúp tăng cường phát triển não bộ và kết nối...
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.