Tháng cuối thai kỳ, sẵn sàng đối mặt với mọi khó chịu!

shape

31 Dec

Martin NguyenDec 31, 2019

Tháng cuối thai kỳ, sẵn sàng đối mặt với mọi khó chịu!

Buồn nôn tháng cuối thai kỳ có gì là lạ đâu. Rất nhiều chị em bị ốm nghén tới ngày sinh hoặc bị “củ hành” bất chợt vào ngay thời điểm sắp lâm bồn. Những triệu chứng này không có cách nào tránh khỏi. Bầu nên sẵn sàng “nghênh chiến” thôi!

 Khó ngủ tháng cuối thai kỳ

Nguyên nhân có thể do các yếu tố cơ bản sau:

  • Những thay đổi hormone nội tiết tố trong cơ thể, cộng thêm tác dụng phụ khi mang thai, ảnh hưởng không ít cũng nhiều lên hệ tiêu hóa mẹ bầu. Từ đó, gây nên chứng táo bón, ợ nóng, khó tiêu, đầy bụng và cuối cùng dẫn đến chứng mất ngủ.
  • Vị trí ngủ không thoải mái cũng có thể làm bà bầu ngủ không ngon, không sâu giấc.
  • Một số thai phụ còn bị ảnh hưởng tâm lý bởi những giấc mơ xung quanh thai nhi và đây cũng là một trong các nguyên nhân gây xáo trộn giấc ngủ của mẹ bầu.
  • Không ít mẹ bầu bị chuột rút “hành hạ” mỗi đêm nhiều đến nỗi không tài nào chợp mắt được.
  • Chứng đi tiểu liên tục trong thai kỳ cũng dễ dẫn đến hiện tượng mất ngủ khi mang thai.
  • Tất cả những nguyên nhân trên sẽ dẫn đến mẹ bầu ngủ không sâu và rất khó ngủ trở lại sau khi thức dậy giữa chừng.

Tháng cuối thai kỳ, sẵn sàng đối mặt với mọi khó chịu!

Nếu tình trạng mất ngủ ngày càng trầm trọng, nên liên hệ với bác sĩ để có biện pháp phù hợp vừa giúp bạn dễ ngủ vừa không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Cách khắc phục:

  • Kê gối cao đầu khi ngủ để hạn chế sự khó chịu do hệ tiêu hóa gây ra.
  • Đọc sách, vận động nhẹ nhàng hoặc tắm, ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn có giấc ngủ tốt hơn, đồng thời hạn chế được chứng chuột rút.
  • Tư thế ngủ khi mang thai tốt nhất là nằm nghiêng về bên trái vì sẽ giúp lượng máu đến thai nhi dễ dàng hơn. Cố gắng đặt chiếc gối kê ở phần bụng khi nằm nghiêng và đặt gối giữa hai đùi để tư thế ngủ được dễ chịu và thoải mái.
  • Lo lắng khi mang bầu là điều hiển nhiên, nhất là những ai lần đầu làm mẹ, nhưng thái quá lại không nên. Mẹ bầu nên tập trung thư giãn, nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý và tập luyện điều độ. Tránh dùng đồ ăn, thức uống cay và nóng, chứa caffeine gây rối loạn giấc ngủ.
  • Hạn chế uống nước nhiều vào buổi tối, nhất là sau 8 giờ tối để tránh đi tiểu đêm.
  • Không xem tivi, đọc sách báo, dùng điện thoại trên giường.
  • Duy trì thói quen ngủ đúng giờ cũng có thể giúp cơ thể bạn lắng xuống để chuẩn bị cho một đêm ngon giấc. Mặc dù việc chuẩn bị chào đón thành viên mới của gia đình có thể là một hoạt động hấp dẫn làm bạn dễ quên giờ giấc,nhưng hãy nhớ rằng cần phải đặt nhu cầu của bạn lên ưu tiên hàng đầu.
  • Tập thể dục điều độ, nhất là bộ môn yoga có thể giúp bầu dễ ngủ hơn.

Khó thở nhiều hơn

Có thể do 2 tác nhân sau:

  • “Thủ phạm” chính gây nên cảm giác này thường do những thay đổi của cơ thể trong thai kỳ. Sự gia tăng hormone khi mang thai, đặc biệt là progesterone, trực tiếp ảnh hưởng đến phổi và kích thích trung tâm hô hấp ở não của bạn. Hệ quả, bạn cảm thấy hơi thở gấp gáp và khó khăn hơn.
  • Ngoài ra, khi mang thai, tử cung của bạn sẽ lớn dần lên để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, khi tử cung mở rộng sẽ chèn ép, khiến hoạt động của cơ hoành bị hạn chế, làm bạn cảm thấy khó thở.

Tháng cuối thai kỳ, sẵn sàng đối mặt với mọi khó chịu!

Bà bầu bị khó thở có nguy hiểm không?
Khi mang thai, bạn phải chuẩn bị tinh thần đối mặt với nhiều triệu chứng như buồn nôn, khó chịu, chóng mặt, đau lưng, nhức đầu... Có triệu chứng bình thường không làm bạn lo lắng nhưng cũng không ít những triệu chứng khiến bầu "đứng ngồi không yên". Khó thở thì sao nhỉ? Bà bầu bị khó thở có ảnh...

Cách khắc phục:

Khó thở khi mang thai là triệu chứng khá bình thường và sẽ đồng hành cũng mẹ bầu cho đến ngày cuối cùng của thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể khắc phục như sau: Không nên làm việc vội vàng, để giảm sự căng thẳng cho cơ thể, tránh làm việc nặng nhọc, đi lại nhiều để gây mệt cho bản thân.

Khi cảm thấy khó thở, bầu nên thay đổi tư thế của mình. Nếu đang ngồi nên ngồi thẳng lưng, vai đẩy ra phía sau. Khi ngủ, bà bầu cũng có thể chèn thêm gối ở phía trên để giảm bớt áp lực của tử cung lên cơ hoành.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên chăm chỉ tập thể dục khi mang thai, để điều hòa vè kiểm soát hơi thở của mình tốt hơn. Yoga, bơi và đi bộ là những bài tập nhẹ nhàng, giúp mẹ cung cấp oxy cho phổi nhiều hơn.

Mẹ cũng có thể bỏ ra 10 phút mỗi ngày để thử các bài tập hít thở, giúp mở rộng phổi:

  • Đứng thẳng người, hai tay buông hai bên
  • Hít sâu và từ từ đưa hai tay cao qua đầu. Nhớ nâng đầu cao khi thở
  • Thở ra và hạ tay xuống

Khó đi lại

Nguyên nhân:

  • Bụng bầu càng lớn, mẹ bầu càng vất vả và mệt mỏi, thậm chí với đôi chân bị phù nề sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc đi lại.
  • Bụng bầu to lên khiến bạn dễ mất thăng bằng, dẫn tới vấp, ngã khi di chuyển.

Bên cạnh đó, những chứng đau nhức sẽ gia tăng khi thai nhi phát triển theo từng ngày. Mẹ bầu có thể phải đối mặt với cơn đau lưng triền miên, hay các cơn đau ở khu vực mông và háng tuy xuất hiện ngắn nhưng lại rất nhói và khó chịu. Những cơn đau này sẽ mạnh hơn khi bạn đứng hoặc đi lại nhiều.

Cách khắc phục:

Phù nề là triệu chứng xảy ra khá thường xuyên. Để giảm bớt tình trạng này, các chị em nên mặc quần áo và giày thoải mái, đồng thời xoa bóp nhẹ nhàng cho chân và có thực đơn ăn uống cân bằng.

Tập thể dục và dành thời gian nghỉ ngơi cũng sẽ giúp đỡ đau nhiều hơn. Áp lực từ trọng lượng của thai nhi chính là nguyên nhân gây ra những cơn đau khó chịu của mẹ bầu. Giải pháp hoàn hảo nhất bây giờ đó là: mát-xa. Đồng thời, khi ngồi, bạn nên kê chân để tránh áp lực của bào thai lên hông và cũng có thể chườm ấm vào háng cho đến khi cơn đau dịu đi.

Tháng cuối thai kỳ, sẵn sàng đối mặt với mọi khó chịu!

Bài tập cực hiệu quả giúp giảm đau lưng khi mang thai
Đau lưng khi mang thai làm bà bầu khó chịu mỗi khi di chuyển, ngồi hay đứng. Làm sao để trị tận gốc tình trạng này và ngăn nó “di căn” sau khi sinh?

Tháng cuối thai kỳ bé tăng bao nhiêu ký?

Bé sẽ “lớn nhanh như thổi” để đền đáp lại những nỗi vất vả mà mẹ đã gánh chịu. Càng về cuối 40 tuần thai cân nặng của bé sẽ tăng nhanh để chuẩn bị cho cuộc sống mới bên ngoài.

Không chỉ phát triển về trọng lượng mà tất cả các cơ quan cũng đã dần hoàn thiện. Đặc biệt, tháng cuối còn là lúc não bộ phát triển nhanh nhất, não bé có thể đạt 25% trọng lượng não của người trưởng thành.

Cụ thể:

  • Tuần 37: Trọng lượng đạt 2.859 gram
  • Tuần 38: Trọng lượng đạt 3.083 gram
  • Tuần 39: Trọng lượng đạt 3.288 gram
  • Tuần 40: Trọng lượng đạt 3.462 gram

Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì?

Trong tháng cuối cùng của thai kỳ, bé cưng sẽ phát triển rất nhanh về cân nặng và chiều dài. Để đáp ứng cho nhu cầu dinh dưỡng của bé, mẹ bầu sẽ cần bổ sung thêm từ 200 đến 300 calories so với bữa ăn ngày thường.

Ngoài ra, ở tháng cuối này, mẹ cũng sẽ tăng cân nhiều hơn 2 tam cá nguyệt trước. Để tránh những hậu quả do tăng cân quá mức cần thiết, mẹ vẫn nên đảm bảo một chế độ ăn cân bằng, giàu dinh dưỡng nhưng nên loại trừ những loại thực phẩm không có lợi như bánh kẹo ngọt, thực phẩm chế biến sẵn, mỡ động vật…

Tháng cuối thai kỳ mẹ sẽ có một danh sách dài những việc cần làm. Chắc rằng sẽ rất mệt mỏi đó, nhưng không sao, mẹ sắp gặp thiên thần rồi mà!

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *