29 Feb

Julia PhạmFeb 29, 2020

Tháng thứ 15: Tuần 3

Nguy cơ nhiễm trùng tai
Bé của bạn có cau có? Kéo tai của mình? Đó có thể do chứng nhiễm trùng tai. 2/3 số trẻ bị nhiễm trùng tai ít nhất một lần khi lên 2 tuổi. Nếu gần đây bé bị sổ mũi và hắt xì thì đó cũng là những dấu hiệu mà bạn cần lưu ý vì ít nhất 70% trường hợp nhiễm trùng tai xảy ra sau khi bị cảm lạnh vì khả năng kháng khuẩn tự nhiên của cơ thể bị yếu đi.

Trẻ nhỏ tuổi dễ mắc nhiễm trùng tai hơn do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ, cộng với kích thước và hình dáng vẫn đang hình thành của ống Eustachian (điều khiển áp suất không khí) trong tai khiến nhiễm trùng tai dễ dàng xảy ra. Ngậm núm vú cũng góp phần gây ra hiện tượng này. Một nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ không ngậm núm vú có tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng tai giữa thấp hơn 33%.

Gọi cho bác sĩ của bé nếu bạn nghi ngờ bé bị bệnh này, nhưng đừng trông đợi sẽ có đơn thuốc kháng sinh ngay lập tức khi những triệu chứng không nghiêm trọng. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng tai sẽ tự khỏi, bạn sẽ được hướng dẫn để chờ đợi trong vòng 48 đến 72 giờ trước khi áp dụng điều trị bằng thuốc.

Tháng thứ 15: Tuần 3

Cách đơn giản để biết con có đang bị viêm tai hay không là cầm vành tai bé và lắc nhẹ. Những bé bị viêm tai sẽ cảm thấy khá đau và có phản ứng ngay

Kiểm soát sự lộn xộn
Trẻ nhỏ được thả ra luôn tạo sự lộn xộn. Các bé 14 tháng tuổi dễ bị xao lãng sẽ bỏ rơi món đồ chơi hay những vật bé đang cầm ngay khi có một thứ gì mới lọt vào mắt bé. Để hạn chế hư hại, hãy dùng cửa chắn quây lại khu chơi cho bé với những món đồ chơi thú vị hoặc để sọt nhựa ở các phòng để dễ dàng nhặt cất đồ chơi của bé.

Cho bé tham gia dọn dẹp khi hết giờ chơi, nhưng đừng trông chờ bé tự làm ở tuổi này. Khi bé 14 tháng tuổi đã lớn hơn, ở chừng mực nào đó bạn chỉ tạo ý thức cho bé. Biến thành trò vui bằng cách hát một bài hát hoặc bật vài bản nhạc vui dành riêng khi bạn và bé thu nhặt đồ chơi.

Sổ tay bí quyết cho mẹ
“Con gái tôi không háu ăn lắm, nhưng tôi khám phá ra là bé sẽ thích thú hơn nếu tôi để thức ăn trong tô và cho bé một cái muỗng hoặc nĩa nhỏ. Đó là cách tốt nhất khiến bé ăn”. Chị Mai Khanh, Quận 3, Tp.HCM, cho biết.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *