29 Feb

Julia PhạmFeb 29, 2020

Tháng thứ 16: Tuần 4

Làm gì khi bé cắn bạn?
Cắn bạn hiển nhiên là một hành vi “thiếu văn minh”, nhưng bé của bạn vẫn còn nhỏ lắm. Khi một đứa bé 15 – 16 tháng tuổi cắn người khác, thường do bé thiếu kỹ năng ngôn ngữ để thể hiện bản thân. Thỉnh thoảng khi cảm thấy bị đe dọa, tất cả những gì bé có thể nghĩ ra là… cắn.

Sau đây là một chiến lược hay để ngăn ngừa cắn trở thành một thói quen:

  • Trước hết kiểm tra bạn bị bé cắn để chắc rằng bạn không sao.
  • Giữ bình tĩnh với cả hai bé. Sẽ khó để khiến bé hiểu bằng cách la mắng hoặc trừng phạt trong khi bé vốn đã bị choáng ngợp bởi những cảm xúc mà bé thấy khó kiểm soát.
  • Thực tế là bé cắn bạn có thể còn khóc lớn hơn cả bé bị cắn. Đơn giản chỉ cần nói “Không được cắn”
  • Lưu ý những việc đã xảy ra. Bé có bị đe dọa hay không gian của bé có bị xâm lấn? Có gần đến giờ ngủ trưa? Bạn có thể giải quyết vấn đề khi biết được nguồn cơn.
  • Không bao giờ thử dạy cho bé cảm giác bị cắn như thế nào bằng cách cắn bé. Điều đó chỉ gợi ý rằng cắn đôi khi là bình thường.

Tháng thứ 16: Tuần 4

Những khi bé cáu kỉnh, bạn hãy bình tĩnh và cố gắng tìm hiểu con đang muốn gì

Thiết lập khu chơi an toàn cho bé
Một cách để xử lý kỷ luật một đứa trẻ khó bảo là tránh tình huống có thể xảy ra. Hạn chế số lần bạn phải nói “không” bằng cách lắp các sản phẩm bảo vệ trẻ trong nhà ở những nơi bé có thể chạm đến. Mục đích cuối cùng cũng chỉ là giữ an toàn cho trẻ. Không phải lúc nào cũng dễ dàng để tạo được khu an toàn cho bé trong nhà, nhất là khi bé là một chuyên gia khám phá và muốn vọc vào mọi thứ.

Nếu bạn xoay xở được, khu an toan toàn sẽ cho bé cơ hội khám phá tự do mà không thường xuyên bị chuyển hướng hoặc bị nói “không” và cho bạn chút thời gian nghỉ ngơi. Bạn sẽ vẫn cần giám sát bé nhưng sẽ thong thả hơn nhiều nếu những vật nhọn, dễ vỡ, cây cối, dây điện, sọt rác và những thứ cám dỗ khác nằm ngoài tầm với của bé.

Chia sẻ của mẹ
“Sau giờ ngủ trưa và ăn nhẹ, tôi và con gái đi dạo quanh khu nhà và mang theo chiếc túi cho bé. Đôi khi chỉ được nửa quãng đường ra đến ngoài phố nhưng mất tới 30-40 phút. Bé dừng lại nhặt những chiếc lá, hoa, sỏi… và cho vào chiếc túi bảo bối của mình. Chúng tôi ôm những cái cây, ngắm nhìn chim chóc, đàn kiến và đuổi theo những chú bướm. Mọi thứ bé thấy và sờ mó đều là một cuộc phiêu lưu mới”. Chị Bích Chi, Cần Thơ, chia sẻ.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *