Tháng thứ 26: Giai đoạn phát triển trí tuệ

shape

29 Feb

Julia PhạmFeb 29, 2020

Tháng thứ 26: Giai đoạn phát triển trí tuệ

Phát triển trí tuệ cho bé 2 tuổi
Não của một đứa bé 2 tuổi giống như một tổ ong hoạt động không ngừng nghỉ, được tích lũy và định hình thông qua vô vàn những kết nối của dây thần kinh trí não để giúp bé hiểu được điều gì, tại sao và mọi thứ diễn ra xung quanh bé như thế nào. Vì thế, hãy khuyến khích bé 2 tuổi học hỏi khi bé đang thực sự háo hức bằng những cách sau:

– Cho bé thử những loại hình đồ chơi và trò chơi khác nhau như đồ chơi lớn để bé có thể kéo, đẩy hoặc cưỡi, các đồ chơi chuyển động bằng dây cót, những hộp hình nộm vui nhộn bung ra bất ngờ khi bật nắp, bộ đồ chơi lắp ráp Lego, xếp hình, đồ hóa trang, con rối tay, đồ chơi phát triển nghệ thuật…

Tuy nhiên, để tránh gây cảm giác nhàm chán cho bé, vào mỗi tuần bạn sắp xếp xen kẽ những loại đồ chơi này với nhau để giúp bé hào hứng hơn và không mau chán.

– Đừng ngăn cản hay cấm đoán bé tự do khám phá đồ vật xung quanh nhà.

– Bạn có thể kích thích sự phát triển toàn diện giác quan của bé thông qua các trò chơi đòi hỏi sự tiếp xúc nhiều về mặt xúc giác như nặn đất sét, chơi cát và đặc biệt là trò chơi liên quan đến âm nhạc như đồ chơi mô phỏng nhạc cụ với màu sắc sặc sỡ.

– Nên dành thời gian dẫn bé đi khám phá và trải nghiệm cuộc sống muôn màu xung quanh, các địa điểm vui chơi, hoạt động giải trí ngoài trời như hồ bơi, sở thú, sân bay…

– Mẹ đừng quên mang theo một cuốn sách thú vị dạy bé những điều hay khi đến bất cứ đâu bạn nhé. Những cuốn sách hay dành cho trẻ luôn có mặt tại các quầy báo, cửa hàng sách gần nhà bạn đấy.

Tháng thứ 26: Giai đoạn phát triển trí tuệ

Các trò chơi thông minh là một trong những phương pháp kích thích phát triển trí tuệ ở bé 2 tuổi

Cuộc sống của mẹ
Không sớm thì muộn, bạn sẽ gặp phải những tình huống oái ăm và kéo theo đó là những cơn nóng giận, vượt khỏi tầm kiểm soát của bạn ở nơi công cộng. Đôi khi cơn giận bùng nổ cũng bắt nguồn từ những áp lực ở “chỗ đông người”, khi bạn trở nên nghiêm khắc hơn và trẻ thì lại háo hức và muốn khám phá hơn.

Khi bé hay với tay vồ lấy những gì mình thích trong tầm ngắm, cũng như thường đánh rơi các đồ vật cầm trên tay, nếu việc phớt lờ cơn giận không hiệu quả vì bé quá gây rối, bạn nên thử bình tĩnh đem bé ra khỏi “hiện trường”. Đừng quá lo lắng khi bạn đã không chiều bé hay cảm thấy ngại với những ánh mắt đổ dồn vào bạn, hầu hết mọi người sẽ cảm thông hơn là phán xét.

Các bé 2 tuổi thường giận dỗi và khóc lóc ngay sau đó nhưng sẽ dịu lại thôi. Khi bé đã bình tĩnh, bạn cũng cần thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra. Nhớ đừng làm to chuyện, ngày hôm sau mọi chuyện sẽ lại êm đẹp cả thôi.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *