Thiếu máu tán huyết khi mang thai
Thiếu máu tán huyết là gì?
Thiếu máu tán huyết là một dạng thiếu máu do hàm lượng hồng cầu trong máu thấp hơn mức bình thường. Sở dĩ như vậy là do hồng cầu bị một số tác động nên dễ bị phá vỡ. Bệnh này thường gặp ở phụ nữ, tuy nhiên nam giới vẫn có thể mắc bệnh.
Nguyên nhân của bệnh thiếu máu tán huyết
Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu tán huyết có thể là do di truyền hoặc do mắc phải trong quá trình điều trị một số bệnh khác như sốt rét, nhiễm độc do ăn phải nấm độc, thạch tín, do dị ứng một số hóa chất, thuốc giảm sốt, giảm đau,.. hoặc cũng có thể do các nguyên nhân như bị bỏng nặng, bị lạnh.
Nếu mắc bệnh ở dạng nhẹ, trẻ chỉ mang gien bệnh và bị thiếu máu nhẹ. Nếu ở dạng trung gian, trẻ bị thiếu máu nhẹ hoặc trung bình và dấu hiệu thiếu máu bộc phát khi bé khoảng 3 – 6 tuổi.
Còn trong trường hợp bị nặng, triệu chứng thiếu máu xuất hiện khi trẻ được 5 – 6 tháng tuổi. Lúc này, cách điều trị chỉ có thể là ghép tủy hoặc trẻ phải được truyền máu định kỳ, liên tục để duy trì cuộc sống.
Hầu hết các loại đậu đều chứa axit folic
Cẩn trọng trong quá trình mang thai
Hiện nay, không ít phụ nữ khi xét nghiệm sàng lọc trong quá trình mang thai thì phát hiện bị thiếu máu tán huyết, nhưng đa số ở thể nhẹ (gen lặn). Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ yêu cầu người chồng đi xét nghiệm máu để xem có nhiễm bệnh hay không.
Nếu chồng cũng bị thiếu máu tán huyết, khả năng sinh con ra sẽ mang gen trội, tức là sẽ mắc bệnh thiếu máu tán huyết ở thể nặng, sau này cuộc sống của trẻ sẽ gắn liền với việc truyền máu.
Còn nếu người chồng không bị bệnh, khả năng con sinh ra 50% là không bị nhiễm bệnh và 50% là nhiễm bệnh ở thể nhẹ, tức là vẫn có cuộc sống bình thường.
Do đó các mẹ bầu đừng quá lo lắng khi thấy kết luận mình bị thiếu máu tán huyết nhé. Các mẹ vẫn có khả năng sinh con khỏe mạnh bình thường vì tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng bị bệnh này là rất thấp, chủ yếu ở các vùng dân tộc ít người do có tập tục kết hôn với người gần huyết thống.
Mặc dù vậy, các mẹ cũng nên cẩn trọng trong quá trình mang thai để hạn chế và khắc phục tình trạng tán huyết bằng cách tránh nguy cơ nhiễm các bệnh sốt rét, sốt siêu vi, tiểu đường,.. bằng cách ngủ nằm màn, ăn uống điều độ và đủ chất để nâng cao sức đề kháng, không uống rượu, hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với những nơi có môi trường độc hại.
Axit folic cũng là một tác nhân giúp cơ thể tạo ra nhiều tế bào hồng cầu mới. Do đó các mẹ cứ phát huy những thực phầm chứa nhiều Axit folic nhé!
Ngọc Anh
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.