Thụ thai: 7 thời điểm tránh xa tuyệt đối

shape

31 Jan

Cha Mẹ TốtJan 31, 2020

Thụ thai: 7 thời điểm tránh xa tuyệt đối

Thụ thai: 7 thời điểm tránh xa tuyệt đối

Một kỳ nghỉ thoải mái, thư giãn đúng nghĩa mới là thời điểm thích hợp để thụ thai

1/ Du lịch không hẹn trước

Di chuyển nhiều, thay đổi giờ sinh hoạt, tiêu hao năng lượng, thiếu ngủ, ăn uống không điều độ, đây là những điều hai vợ chồng bạn bắt buộc phải trải qua trong quá trình đi du lịch. Tất cả những yếu tố này vô tình ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và trứng.

Thụ thai: 7 thời điểm tránh xa tuyệt đối

Cải thiện chất lượng "nàng trứng"
Chất lượng trứng là một trong những yếu tố tác động đến quá trình hình thành phôi thai. Đặc biệt, đối với những bạn đang mong tin vui, chất lượng trứng kém sẽ ảnh hưởng đến thời gian chờ đợi của bạn. Cùng MarryBaby tìm hiểu những tác động ảnh hưởng đến chất lượng trứng và làm sao để trứng phát...

Do đó, việc thụ thai trong cuộc du lịch mang ý nghĩa đi “phượt” nhiều nên tuyệt đối tránh xa. Trừ khi, cả hai bạn đã lên kế hoạch lãng mạn, nhẹ nhàng cho kỳ nghỉ thích hợp để thực hiện hóa mong muốn có con.

2/ Thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng

Cuối đông, đầu xuân là thời điểm thích hợp nhất để hai vợ chồng bạn lên kế hoạch cho chuyện có con. Đây là khoảng thời gian tinh trùng đông về số lượng, chuẩn về chất lượng. Đồng thời, sức khỏe của phụ nữ cũng ổn định hơn vào thời gian này. Trời quá lạnh rất dễ làm bạn mắc các bệnh về hô hấp. Trời quá nóng, chuyện ăn uống, hấp thu dinh dưỡng kém cũng hoàn toàn không tốt cho chuyện mang thai.

3/ Bi stress, căng thẳng

Thực tế, số lượng và chất lượng tinh trùng bị ảnh hưởng khá nhiều từ tâm lý, cảm xúc và tình cảm của đàn ông. Tình trạng stress, căng thẳng cũng tác động tiêu cực đến hormone nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ. Vì vậy, khi một trong hai vợ chồng đang phải chịu đựng những mệt mỏi về tinh thần, cảm xúc, tốt nhất đừng nghĩ đến chuyện thụ thai.

4/ Đang áp dụng biện pháp tránh thai

Không có biện pháp tránh thai nào an toàn tuyệt đối, trừ không quan hệ tình dục. Vì vậy, dù áp dụng biện pháp tránh thai, vẫn có cơ hội bạn mang thai như thường. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn đã vô tình đẩy thai nhi vào điều kiện phát triển bất lợi, tỷ lệ dị tật bẩm sinh tăng cao, nguy cơ sinh non.

Sau khi ngừng sử dụng, cũng không nên lập tức có thai. Tác dụng của biện pháp tránh thai làm ức chế việc rụng trứng, xáo trộn sự phát triển niêm mạc tử cung, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ khi mang thai, và gây ra những bất thường cho thai nhi. Tốt nhất phải đợi 6 tháng sau khi ngừng sử dụng, bạn mới nên lên kế hoạch mang thai để đảm bảo an toàn. Với phụ nữ tránh thai bằng biện pháp đặt vòng, nên tháo vòng trước 2-3 tháng sau đó mới được thụ thai.

5/ Sau sinh non hoặc thai chết lưu

Sau sinh non hoặc chết thai lưu, chức năng sinh sản và chu kỳ kinh nguyệt tạm thời vẫn chưa hoàn toàn hồi phục. Hơn nữa, tử cung bị tổn thương, đặc biệt với những phụ nữ đã từng phẫu thuật. Việc có thai ngay lập tức vô tình sẽ “lặp lại” tiền sử không tốt như trước.

6/ Sau chụp X-quang vài tuần

Lượng chiếu xạ dùng trong chụp X-quang dù rất ít, nhưng nó cũng có khả năng ảnh hưởng đến tế bào sinh dục trong cơ thể, cụ thể là làm đột biến nhiễm sắc thể của tế bào trứng trong cơ thể phụ nữ. Vì vậy, ít nhất phải 4 tuần sau khi thực hiện chụp X-quang, bạn mới nên tính đến chuyện thụ thai.

7/ Bệnh tật

Nếu đang mang bệnh trong cơ thể, bạn nên tư vấn và tham khảo ý kiến bác sĩ, đợi đến khi dứt bệnh hoặc tình hình sức khỏe ổn định, mới nên lên kế hoạch mang thai. Có như vậy, sức khỏe của bản thân bạn và cả thai nhi mới an toàn và đảm bảo.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *