Thủ tục chi tiết ở từng buổi khám thai định kỳ

shape

30 Sep

Cha Mẹ TốtSep 30, 2019

Thủ tục chi tiết ở từng buổi khám thai định kỳ

Với phụ nữ làm mẹ lần đầu, rất nhiều trải nghiệm đầu tiên có thể làm bạn cảm thấy bỡ ngỡ, khám thai không phải ngoại lệ. Danh sách những điều sẽ thực hiện ở từng buổi khám thai định kỳ được liệt kê ngay sau đây, mẹ có thể tham khảo để thấy yên tâm hơn!

1/ Buổi khám thai định kỳ đầu tiên

Thời gian của cuộc thăm khám đầu tiên này thông thường tốn nhiều thời gian nhất. Trong lần đầu tiên này, bà bầu cần cung cấp thông tin sức khỏe để các y bác sĩ có cái nhìn tổng quan toàn diện hơn về thai kỳ của bạn. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn kiểm tra 9 điều sau:

Thủ tục chi tiết ở từng buổi khám thai định kỳ

Đo huyết áp là thủ tục cần thiết ở hầu hết các buổi khám thai

-Kiểm tra vùng chậu.

-Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap Smear).

-Kiểm tra ngực.

-Xét nghiệm máu.

-Siêu âm (nếu bạn bị đau, chảy máu hoặc điều trị vô sinh trước đó).

-Đo huyết áp.

-Cân trọng lượng.

-Xét nghiệm nước tiểu.

Hầu hết bà bầu đều khám thai buổi đầu tiên vào tuần thứ 8-10 của thai kỳ.

2/ Buổi khám thai định kỳ thứ 2

Buổi hẹn này diễn ra sau 1 tháng kể từ cuộc thăm khám đầu tiên, trừ khi bác sĩ yêu cầu bạn xét nghiệm tiền sản sớm hơn do có một số vấn đề bất thường. Dưới đây là 6 thủ tục có thể diễn ra trong chuyến thăm khám này:

-Đo huyết áp.

-Xét nghiệm nước tiểu.

-Cân trọng lượng.

-Nghe tim thai bằng thủ thuật siêu âm Doppler.

-Các xét nghiệm phát sinh khác.

Nhịp tim của thai nhi đã có thể được xác định giữa 8-12 tuần tuổi. Nếu vẫn chưa rõ, bác sĩ sẽ đo tim thai lại vào lần khám tiếp theo. 3 xét nghiệm dưới đây không bắt buộc, nhưng bạn có quyền yêu cầu hoặc từ chối, bởi chúng cũng tồn tại cả rủi ro lẫn lợi ích.

-Xét nghiệm sàng lọc hội chứng Down (Nuchal Fold Test).

-Xét nghiệm chẩn đoán bệnh di truyền (CVS).

-Chọc dò nước ối để chẩn đoán bệnh di truyền.

Thủ tục chi tiết ở từng buổi khám thai định kỳ

Đo độ cần thiết của các xét nghiệm khi mang thai
Y học ngày càng phát triển, các xét nghiệm khi mang thai cũng ngày càng mở rộng hơn. Tất cả những mối nguy có thể xảy ra cho mẹ bầu và thai nhi sẽ nhanh chóng được phát hiện qua những cuộc kiểm tra hiện đại. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng thực hiện bằng hết các xét nghiệm này. Vậy khi nào...

3/ Buổi thăm khám định kỳ thứ 3

Thai được 14-16 tuần, bà bầu nên đi thăm khám lần thứ 3. Một vài kiểm tra sẽ được yêu cầu:

-Xét nghiệm nước tiểu.

-Đo huyết áp.

-Cân trọng lượng.

-Đo tim thai.

-Đo chiều dài bụng để theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Bạn có thể yêu cầu một số xét nghiệm tiền sản sau:

-Xét nghiệm sàng lọc hội chứng Down bằng xét nghiệm máu (NTD).

-Chọc ối.

4/ Buổi thăm khám định kỳ thứ 4

Diễn ra vào tuần thứ 16-20 của thai kỳ. Vào thời điểm này, mẹ bầu đã có thể cảm nhận được di chuyển của con trong bụng. Bác sĩ sẽ thực hiện một số thủ tục sau:

-Xét nghiệm nước tiểu.

-Cân trọng lượng.

-Đo tim thai.

-Đo chiều dài bụng để theo dõi sự phát triển của thai nhi.

-Đo huyết áp.

Bạn có thể yêu cầu siêu âm sàng lọc nếu muốn.

5/ Buổi thăm khám định kỳ thứ 5

Hẹn vào tuần thai thứ 18-22:

-Cân trọng lượng.

-Xét nghiệm nước tiểu.

-Đo tim thai.

-Đo chiều dài bụng.

-Đo huyết áp.

-Siêu âm sàng lọc nếu muốn.

6/ Buổi khám thai định kỳ thứ 6

Tuần 22-26, bà bầu lại tiếp tục hành trình thăm khám của mình:

-Cân trọng lượng.

-Xét nghiệm nước tiểu để theo dõi lượng đường và protein.

-Đo tim thai.

-Đo chiều dài bụng.

-“Tra hỏi” về chuyển động của thai nhi.

-Đo huyết áp.

7/ Buổi khám thai thứ 7

Diễn ra vào tuần thai 26-28: Tương tự như lần trước. Tuy nhiên, vào khoảng thời này, bà bầu có thể yêu cầu xét nghiệm GTT, áp dụng để tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ; hoặc sàng lọc sinh non.

8/ Buổi khám thai định kỳ thứ 8

Thêm một kiểm tra quan trọng vào tuần 34-36 đó là: Xác định vị trí của bé con trong bụng mẹ. Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể được yêu cầu thực hiện xét nghiệm GBS, xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B.

Bắt đầu từ tuần này trở đi, mẹ bầu sẽ phải đến gặp bác sĩ thường xuyên hơn vì bé con có thể ra đời bất cứ lúc nào sau tuần thứ 37. Ngoài các xét nghiệm cơ bản, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu kiểm tra thêm: NST (xét nghiệm thai máy) và BPP (trắc đồ sinh vật lý) để theo dõi sức khỏe thai nhi.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

  • Đã nên đi khám thai hay chưa?
  • Khám thai ở bác sĩ tư hay trong bệnh viện?
  • Mang thai tháng cuối có nhất thiết đi khám thai hàng tuần?

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *