Thừa cân khi mang thai: Những nguy cơ khi sinh

shape

30 Nov

Cha Mẹ TốtNov 30, 2019

Thừa cân khi mang thai: Những nguy cơ khi sinh

Phụ nữ thừa cân có khả năng sinh em bé lớn

Phụ nữ thừa cân và béo phì có nguy cơ sinh em bé lớn (khoảng 4,15kg) nếu không kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường thai kỳ, hoặc gia đình có tiền sử về em bé lớn; hoặc đã quá ngày dự sinh.

Nếu những phép đo đáy cho biết bụng bạn có kích thước lớn hơn so với ngày thai, có khả năng bạn đang mang thai em bé lớn hoặc có thể là do lượng nước ối nhiều (phép đo đáy có thể không đúng đối với phụ nữ thừa cân). Và siêu âm là cách chuẩn xác để đoán kích thước thai nhi. Tuy nhiên, bằng chứng duy nhất để chứng minh em bé lớn là cân nặng khi sinh.

Việc bạn có thể làm: Nếu bạn được chẩn đoán bị đái tháo đường thai kỳ, hãy chắc rằng lượng đường trong máu của bạn luôn ở mức phù hợp. Nếu bác sĩ chẩn đoán em bé lớn, bạn nên trao đổi với bác sĩ các lựa chọn của bạn. Các bác sĩ có thể đề nghị phương án sinh mổ nhưng họ sẽ kiểm tra độ mở của âm đạo xem có phù hợp để sinh thường hay không trước.

Phụ nữ thừa cân có thể có thời gian sinh lâu hơn

Một nghiên cứu năm 2004 cho thấy những phụ nữ thừa cân cần trung bình 80 phút và phụ nữ béo phì cần trung bình 105 phút so với mức thời gian trung bình dành cho những phụ nữ gầy hơn. Đây chỉ là những con số trung bình. Thừa cân khi mang thai không có nghĩa bạn sẽ ở trong nhóm phụ nữ có thời gian sinh lâu hơn.

Việc bạn có thể làm: Thường xuyên luyện tập thể dục, ăn uống có chế độ và tăng cân hợp lý có thể ảnh hưởng đến thời gian sinh của bạn. Tham gia những lớp học chuẩn bị sinh và những bài tập có thể giúp bạn sinh nhanh hơn. Cân nhắc việc chỉ định bác sĩ đỡ sinh. Suy nghĩ tích cực cũng có thể giúp ích cho bạn. Bước vào phòng sinh với thái độ tự tin là bạn có thể làm tốt.

Thừa cân khi mang thai: Những nguy cơ khi sinh

Các chị em thừa cân sẽ cần chăm sóc và theo dõi thai kỳ cẩn thận hơn để khi sinh nở được thuận lợi

Thừa cân làm tăng nguy cơ sinh mổ

Một số nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ thừa cân và béo phì thường sẽ sinh mổ, chiếm từ 26 đến 35% các ca sinh; so với tỉ lệ khoảng 20% của những phụ nữ có chỉ số BMI từ 19 đến 24.

Nếu bạn có thời gian sinh lâu hoặc bị tiền sản giật, cao huyết áp thai kỳ, hoặc những vấn đề sức khỏe khác, bác sĩ có thể đề nghị phương án sinh mổ với bạn. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể lưu ý bạn sắp xếp mổ lấy con sớm nếu có bất kỳ vấn đề gì.

Việc bạn có thể làm: Trao đổi với bác sĩ xem họ có xếp bạn vào nhóm có nguy hiểm cao cho phương án sinh mổ hay không. Nếu có thì vì sao lại thế? Hãy hỏi bác sĩ về tỉ lệ sinh mổ mà bác sĩ đã giải quyết và cách xử trí nói chung. Nếu bạn có những vấn đề sức khỏe trầm trọng, bác sĩ có đồng ý cho bạn sinh thường hay không? Trong quá trình sinh thường, điều gì có thể khiến bác sĩ phải can thiệp bằng phương án sinh mổ?

Bạn cũng có thể giảm tỷ lệ lựa chọn phương án sinh mổ bằng cách tuân theo khuyến nghị tăng cân của bác sĩ, luyện tập thể dục trong thời gian thai kỳ, và tham dự lớp học chuẩn bị sinh…

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *