Thực hư công dụng của probiotics

shape

30 Nov

Julia PhạmNov 30, 2019

Thực hư công dụng của probiotics

Ngay từ khi được sinh ra, bé đã có một lượng vi khuẩn bao gồm cả có ích và có hại trong cơ thể. Ở mỗi bé có một số lượng và tỷ lệ các loại vi khuẩn đặc trưng và duy nhất, hệt như dấu vân tay vậy. Đặc biệt, các bé sinh thường sẽ được thừa hưởng nhiều vi khuẩn từ người mẹ trong khi các bé sinh mổ lại bỏ lỡ phần này.

Probiotics là những vi khuẩn sống hoặc nấm men có ích đối với sức khỏe của con người. Bạn sẽ chẳng khó khăn để tìm được những sản phẩm như sữa chua, phô mai hay cốm dinh dưỡng bổ sung probiotics được quảng bá có thể chữa đau quặn bụng (colic), tăng cường miễn dịch, chống tiêu chảy… Thực hư công dụng của những lợi khuẩn này ra sao?

Thực hư công dụng của probiotics

Probiotics có lợi cho hệ tiêu hóa và có tác dụng kìm hãm các vi khuẩn bất lợi

Tùy vào liều lượng
Hai nhóm vi khuẩn có lợi phổ biến nhất trong cơ thể là Lactobacillus và Bifidobacterium. Đây cũng là hai nhóm được các công ty thực phẩm sử dụng nhiều nhất. Nhưng chỉ 2 nhóm này thôi đã chứa rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau, và mỗi loại lại chỉ có một công dụng nhất định.

Và tương tự như kháng sinh, các vi khuẩn có ích này cũng chỉ phát huy tác dụng với một liều lượng nhất định. Một số sản phẩm sẽ ghi rõ tên của loại lợi khuẩn cùng với số lượng, ví dụ 109 (1 tỷ), 1010 (10 tỷ), hoặc số lượng trên 1ml (CFUs). Một tin buồn cho mẹ là đa số các sản phẩm không liệt kê chi tiết này.

Thực hư công dụng của probiotics

Tác hại không ngờ từ sữa chua
Mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé nhưng sữa chua không “lành” như nhiều mẹ vẫn nghĩ đâu. Cùng MarryBaby điểm danh những “mặt tối” không ngờ của sữa chua nhé!

Cho đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng cụ thể của các loại thực phẩm chứa probiotics sau khi được hấp thụ trong cơ thể. Vì vậy, khó có thể khẳng định sẽ có bao nhiêu vi khuẩn hữu ích còn sống và hoạt động sau thời gian thực phẩm được bày bán ở cửa hàng hay bảo quản tại nhà cho đến khi được sử dụng.

Thêm vào đó, các chuyên gia khẳng định rằng tác dụng chống nhiễm trùng của probiotics được hấp thụ qua thức ăn hay các nguồn bổ sung khác chỉ là tạm thời. Bởi vì chúng không được sản sinh bởi chính cơ thể, chúng sẽ biến mất ngay khi bạn ngừng bổ sung.

Chọn lựa thông minh
Những nguồn probiotics phong phú nhất trong thực phẩm đến từ các loại sữa chua và phô mai lâu năm như cheddar và gouda. Những thực phẩm này cũng rất giàu protein, canxi và cả vitamin D nữa.

Bên cạnh đó, bạn còn có thể lựa chọn các loại thức uống chứa men sống, các loại nước trái cây hay cốm dinh dưỡng.

Chứng cứ khoa học
Các vi khuẩn có ích này cho thấy lợi ích trong nhiều trường hợp như:

-Đau quặn bụng (Colic): Một nghiên cứu được công bố năm 2007 cho thấy những bé được bổ sung Lactobacillus reuteri Protectis sẽ ít quấy khóc hơn so với những bé được dùng simethicone, một hoạt chất trong các sản phẩm chống đầy hơi

-Tiêu chảy: Nhóm Lactobacillus an toàn và hữu hiệu trong trường hợp tiêu chảy ở trẻ nhỏ, tuy rằng chúng không thể khắc phục hoàn toàn mọi vấn đề liên quan đến đường ruột.

-Các vấn đề đường ruột khác: Các loại vi khuẩn có ích cũng được sử dụng đối với bé bị hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng, đầy hơi, ợ nóng hay táo bón…

-Eczema: Các loại probiotics cũng cho thấy tác dụng đối với những trường hợp bị eczema do dị ứng sữa.

Dù các loại vi khuẩn có lợi không phải là thuốc, bạn vẫn cần trao đổi với bác sĩ nhi trước khi sử dụng cho bé cưng của mình. Tùy vào những mục đích sử dụng cụ thể, bạn sẽ được bác sĩ nhi tư vấn chọn lựa các nguồn bổ sung probiotics thích hợp.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *