Thực phẩm có hại cho bé yêu
Khi kiểm soát những gì trẻ ăn, bạn có thể theo dõi lượng đường và chất béo trong bữa ăn hằng ngày của con. Tuy nhiên, bạn cũng nên đề phòng chất phụ gia trong thực phẩm. Một số chất tác động tiêu cực đến trẻ nhỏ, chẳng hạn gây ra những thay đổi xấu trong hoạt động thường ngày và thậm chí làm tổn hại các tế bào cơ thể.
Chất phụ gia thực phẩm là gì?
Chúng là những chất hóa học tự nhiên hoặc nhân tạo mà các nhà sản xuất thực phẩm có thể cho thêm vào nhiều sản phẩm đã qua chế biến để bảo quản hương vị hoặc cải thiện vị và vẻ ngoài. Ví dụ, chất phụ gia được dùng phổ biến trong các thực phẩm cần có hạn sử dụng lâu.
Chất phụ gia ảnh hưởng đến trẻ em thế nào?
Một số chất phụ gia trong thực phẩm được xem là nguyên nhân gây nên những biến đổi xấu trong hành vi, chẳng hạn trẻ trở nên hiếu động thái quá, trong khi các chất khác có thể tác động đến chức năng não bộ hoặc tạo ra phản ứng dị ứng có hại.
Nên đọc kỹ thành phần của các loại đồ hộp để loại bỏ những thực phẩm có hại cho bé
5 phụ gia phổ biến bạn nên chú ý đề phòng
Phẩm màu nhân tạo
Bao gồm những chất có tên bắt đầu với FD&C, chẳng hạn FD&C Blue #1. Các phẩm màu này thường được dùng nhiều nhất trong những viên kẹo đủ màu sắc, ngũ cốc và thậm chí cả sữa chua. Việc tiêu thụ phẩm màu nhân tạo trong thời gian dài có thể dẫn đến bệnh đau đầu và ung thư ruột kết.
Chất bảo quản hóa học
Butylated hydroxyanisole (BHA), nitrat natri và sodium benzoate được tìm thấy trong thạch rau câu, bơ thực vật, mứt và nước ngọt. Những chất này có thể gây choáng váng, thở gấp và loét dạ dày.
Chất làm ngọt nhân tạo
Ví dụ như aspartame, acesulfame-K, đường saccharin có trong soda ăn kiêng, thức uống và nước trái cây đóng chai. Nhiều nghiên cứu cho thấy lượng tiêu thụ quá mức các chất làm ngọt này trong thời gian dài có thể gây nguy hại cho gan và khiến trẻ khó thở.
Đường
Các loại đường như đường fructose cao (HFCS), siro bắp và đường dextrose. Các chất làm ngọt có nguồn gốc từ tự nhiên này được dùng trong nước ngọt, bánh quy, tương cà và thậm chí cả nước sốt salad cùng các loại ngũ cốc.
Muối
Muối vẫn được cho thêm vào nhiều loại thức ăn, tuy nhiên một số vấn đề về sức khỏe có thể nảy sinh vì hàm lượng muối dư thừa ở thức ăn nhanh hoặc đồ ăn đóng gói sẵn. Trẻ em ăn càng nhiều muối càng có nguy cơ tổn hại thận và mắc bệnh tim. Bạn cần lưu ý lượng muối và chọn thực phẩm chứa hàm lượng này thấp nhất.
Cách an toàn nhất là đọc kỹ bao bì thực phẩm và tránh mua các sản phẩm chứa nhiều muối bất cứ khi nào có thể. Nếu bé có biểu hiện phản ứng bất lợi, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức.
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.