Tiêm phòng cúm khi mang thai quan trọng đến đâu?

shape

01 Jan

Julia PhạmJan 01, 2020

Tiêm phòng cúm khi mang thai quan trọng đến đâu?

Giống như tiêm phòng uốn ván cho bà bầu, việc tiêm phòng cúm khi mang thai cũng rất quan trọng. Hiệp hội Sản – Phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo tất cả những phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm.

Một số nghiên cứu được công bố trong những năm gần đây cũng đã chứng minh được tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin cúm trong thai kỳ. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng phòng ngừa bệnh cúm là một trong những việc làm thiết yếu bảo vệ sức khỏe bà bầu trong và sau khi sinh.

Tiêm phòng cúm khi mang thai quan trọng đến đâu?

Chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên tiêm phòng cúm, vì lợi ích của bản thân và em bé trong bụng

Trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của bà bầu có xu hướng suy giảm. Chính vì vậy, bà bầu rất dễ bị các loại vi khuẩn, vi-rút tấn công gây cảm cúm. Ngoài những triệu chứng khó chịu như sổ mũi, đau họng, nhức đầu…, bà bầu bị cúm thường có nguy cơ gặp phải biến chứng viêm phế quản, từ đó dẫn đến viêm phổi.

Ngoài ra, cảm cúm khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây ra tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ sinh non, thai nhi nhẹ cân ở những mẹ bầu bị cúm, nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ cũng cao hơn hẳn.

Tiêm phòng cúm khi mang thai quan trọng đến đâu?

Lịch tiêm phòng cho bà bầu theo từng giai đoạn thai kỳ
Bên cạnh các buổi khám thai, lịch tiêm phòng cho bà bầu là điều thai phụ không thể quên để bảo vệ mẹ và bé. Tiêm phòng đúng lịch sẽ giúp mẹ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Mẹ bầu đã biết rõ về các mũi tiêm phòng cho bà bầu này?

Lợi ích khi bà bầu chích ngừa vắc-xin cúm

Theo các chuyên gia, tiêm phòng vắc-xin là cách tốt nhất và hiệu quả nhất để bảo vệ bà bầu khỏi những cơn cảm cúm. Không chỉ tốt cho sức khỏe mẹ, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy những lợi ích của việc tiêm phòng cúm khi mang thai đối với sức khỏe thai nhi.

Theo đó, trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh cúm ít hơn 25% nếu có mẹ chủng ngừa cúm trong khi mang thai. Theo các chuyên gia, sau khi tiêm phòng vắc-xin, cơ thể mẹ bầu sẽ hình thành kháng thể, giúp nhận biết vi-rút cúm và tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Những kháng thể này có thể xuyên qua nhau thai, đi vào tuần hoàn của bào thai và giúp bảo vệ bé khỏi bệnh cúm trong suốt 6 tháng đầu đời. Điều này rất quan trọng vì trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi còn quá nhỏ để chủng ngừa cúm.

Tiêm phòng cúm khi mang thai quan trọng đến đâu?

Chữa cảm cúm khi mang thai không cần thuốc Tây
Khi bước vào thời kì mang thai, do hệ miễn dịch của người phụ nữ bị suy giảm nhiều, nên rất dễ bị nhiễm trùng, hay bị cảm cúm, ho, sốt,… Dưới đây là một số cách trị cúm dân gian đơn giản dành cho bà bầu mà không cần đến thuốc Tây.

Tiêm phòng cúm khi mang thai lưu ý gì?

Để việc tiêm phòng đạt được hiệu quả tối ưu, bà bầu nên lưu ý những điều sau đây:

  • Tiêm phòng càng sớm càng tốt: Không giống vắc-xin ho gà chỉ được tiêm phòng ở giai đoạn tuần thai 28-32, bà bầu có thể tiêm phòng cúm bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, hoặc tiêm phòng trước khi mang thai. Tiêm phòng sớm chừng nào, bà bầu và thai nhi càng được bảo vệ sớm chừng ấy.
  • Tiêm phòng lại sau mỗi năm: Vi-rút cúm có những đột biến khác nhau ở mỗi mùa. Sau mỗi năm, các loại vắc-xin cũng được “nâng cấp”. Bạn nên chích ngừa cúm mỗi năm hoặc theo từng thời điểm dịch để tránh sự đột biến.
  • Phản ứng phụ sau tiêm phòng: Vắc-xin cúm được chế tạo từ vi-rút đã chết nên rất an toàn cho bà bầu và em bé. Cho tới nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc tiêm phòng cúm có thể gây tác dụng động xấu đến sự phát triển của thai nhi. Chỉ một số trường hợp mẹ bầu nhạy cảm có thể bị sốt nhẹ hoặc cảm giác đau nhức cơ trong vài ngày. Tuy nhiên, triệu chứng này hoàn toàn bình thường. Bà bầu không cần quá lo.

Tóm lại, tiêm phòng cúm khi mang thai là cách tốt nhất bảo vệ mẹ và bé cưng khỏi bệnh cúm cũng như những biến chứng có thể xảy ra. Tiêm phòng cúm rất an toàn, dù mẹ tiêm phòng trong giai đoạn đầu hay tới tận những ngày cuối thai kỳ.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên bổ sung vitamin C và những thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa trong thực đơn để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi-rút.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *