Tiêm vắc-xin cho bé dưới góc nhìn chuyên gia

shape

30 Nov

Martin NguyenNov 30, 2019

Tiêm vắc-xin cho bé dưới góc nhìn chuyên gia

Tiêm vắc-xin cho bé dưới góc nhìn chuyên gia

Đa số các loại vắc-xin hiện nay đều rất an toàn cho bé

Nhiều đợt dịch sởi bùng phát gần đây đã làm dấy lên nhiều tranh cãi xung quanh việc tiêm ngừa vắc-xin. Sau đây là một số ý kiến của các bác sĩ nhi khoa về vấn đề này.

Có phải cha mẹ đã chủng ngừa thì con không cần tiêm vắc-xin nữa? Nếu cả nhà cùng tiêm ngừa thì có chắc chắn phòng được bệnh không?

Chuyên gia: Bệnh truyền nhiễm được xem là một vấn đề thuộc về sức khoẻ cộng đồng, nhất là khi có nguy cơ bùng phát dịch. Đó là vì một số ít trẻ dù đã tiêm phòng nhưng vẫn có thể bị lây nhiễm (ở thể nặng hoặc nhẹ) sau khi tiếp xúc với người bệnh. Ngoài ra, nhiều gia đình cũng lo lắng khi trong nhà mới chỉ có trẻ lớn được tiêm ngừa đầy đủ, còn những trẻ nhỏ hơn thì chưa.

Công ty dược phẩm tạo ra lợi nhuận từ vắc-xin nên họ quan tâm làm sao để càng nhiều trẻ em sử dụng sản phẩm của họ càng tốt. Liệu các bác sĩ có làm việc cho công ty dược không?

Chuyên gia: Phần lớn các bác sĩ và y tá không có bất kỳ mối quan hệ tài chính nào với công ty dược phẩm vắc-xin, và họ không chia sẻ lợi nhuận với công ty từ việc chủng ngừa cho trẻ em. Hoạt động tiêm phòng được hướng dẫn thực hiện dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm và khuyến nghị của Hội Nhi khoa, cơ quan y tế dự phòng – vệ sinh dịch tễ và Bộ Y tế.

Tiêm vắc-xin cho bé dưới góc nhìn chuyên gia

Tại sao có quá nhiều vắc-xin tiêm phòng cho bé?
Một số vắc-xin nên tiêm phòng cho bé là vắc-xin chống lại bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm, viêm gan B, bại liệt… Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà nên tiêm năm liều: lúc 2, 4, và 6 tháng, giữa 15 đến 18 tháng tuổi và giữa 4 đến 6 tuổi.

– Trẻ em thường hay bệnh, trong đó có một số bệnh đơn giản chỉ gây phát ban hoặc viêm họng… có thể không cần chủng ngừa?

Chuyên gia: Khi hầu hết mọi người đều tiêm phòng thì bệnh rất ít xuất hiện và ngày càng trở nên hiếm hoi. Tuy nhiên, tính miễn dịch cộng đồng chỉ bảo vệ được một chiều, nghĩa là khi một đứa trẻ chưa được chủng ngừa đến vùng có bệnh, hoặc có một người mang mầm bệnh vào cộng đồng, thì những người không tiêm phòng sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm. Một số bệnh ban đầu biểu hiện giống như chứng cảm lạnh thông thường (ví dụ bệnh sởi cũng có triệu chứng đầu tiên như cảm lạnh là sốt, ho, chảy nước mũi, đỏ mắt và sau đó là phát ban), nhưng rồi chúng nhanh chóng tiến triển thành các biến chứng nhiễm trùng nghiêm trọng (như viêm não, là một biến chứng của bệnh sởi, làm sưng não, co giật, tổn thương não vĩnh viễn, thậm chí gây tử vong).

Nhiều bệnh rất dễ lây lan và giết chết nhiều người trước khi họ kịp tiêm phòng. Có thể mọi người chưa nhận thấy hết sự nguy hiểm của những căn bệnh cần được chủng ngừa. Ví dụ trước khi có vắc-xin tiêm phòng, quai bị là nguyên nhân phổ biến nhất gây sưng viêm và nhiễm trùng màng não, điếc và vô sinh ở nam giới. Bại liệt có thể gây viêm tuỷ sống ở trẻ nhỏ dẫn đến bại liệt vĩnh viễn, thậm chí liệt tứ chi. Uốn ván (thường do nhiễm trùng vết mổ hoặc vết thương làm sản sinh chất độc thần kinh) gây co thắt cơ nghiêm trọng với nhiều biến chứng đe doạ đến tính mạng.

Bao nhiêu % trẻ em có những phản ứng nghiêm trọng với các loại vắc-xin tiêu chuẩn?

Chuyên gia: Tiêm chủng là một trong những tiến bộ an toàn nhất của y học hiện đại. Việc tiêm phòng bệnh sởi và các bệnh khác đã được thực hiện và chứng minh độ an toàn trong hàng chục năm qua nên chúng ta có thể tin cậy được. Tác dụng phụ thường gặp khi tiêm vắc-xin là đau quanh chỗ chích, tấy đỏ và sốt nhẹ. Trong mỗi triệu liều vắc-xin được tiêm, có chưa đến 1 người bị tác dụng phụ nghiêm trọng. Ngoài ra, tiêm chủng cũng không để lại tác dụng phụ lâu dài nào. Khả năng gặp phải tác dụng phụ bất lợi là rất hiếm, so với nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cao nếu trẻ không được chủng ngừa.

– Cha mẹ thường được khuyên đổi cách kết hợp thực phẩm khi chuẩn bị món ăn cho những trẻ hay bị dị ứng. Chúng ta có thể làm tương tự với vắc-xin không?

Chuyên gia: Một liều vắc-xin thường rất nhỏ, tạo nên những phản ứng dược chất giúp người được tiêm xây dựng khả năng miễn dịch với căn bệnh. Vài loại bệnh được kết hợp chủng ngừa chung trong cùng một liều vắc-xin. Tuy nhiên một số cha mẹ thắc mắc liệu họ có thể chọn cách chủng ngừa tách riêng hay không. Điều này không được khuyến khích vì nhiều lý do. Các nghiên cứu đã cho thấy việc kết hợp vắc-xin là an toàn và hiệu quả, giúp trẻ chủng ngừa sớm được nhiều loại bệnh, giảm số lần tiêm và số lần trẻ phải đến phòng khám – nơi dễ tập trung nhiều người mắc bệnh truyền nhiễm.

– Vắc-xin có làm tăng chứng tự kỷ, tiểu đường, hen suyễn, dị ứng và ung thư ở trẻ em không?

Chuyên gia: Những bệnh ở trẻ em như tiểu đường, ung thư, hen suyễn và rối loạn tự kỷ đều có các triệu chứng rõ ràng với những diễn biến cơ bản rất khác nhau. Không có bệnh nào kể trên do tiêm chủng mà bị cả. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng tiêm chủng không làm tăng tỷ lệ dị ứng, hen suyễn, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh hay rối loạn tự kỷ. Nhiều vắc-xin, ví dụ vắc-xin ngừa sởi, được sử dụng rộng rãi và ổn định trong hàng chục năm qua; vì vậy không thể gây ra những ca rối loạn đặc biệt ở trẻ em thời gian gần đây. Hiện cứ 68 trẻ thì có 1 trẻ bị rối loạn tự kỷ, tăng 30% so với năm 2012, trong khi đó tỷ lệ trẻ em tiêm ngừa vắc-xin không có thay đổi gì lớn.

Tiêm vắc-xin cho bé dưới góc nhìn chuyên gia

Mẹ đã biết về tiêm chủng Hib?
Hib không phải là một căn bệnh mà là tên viết tắt của vi khuẩn Heamophilus influenzae nhóm b. Nhóm vi khuẩn này là thủ phạm của rất nhiều căn bệnh như viêm nắp thanh quản (cổ họng sưng nặng và gây khó thở), viêm phổi nặng và viêm màng não thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi

– Tại sao trẻ em hiện nay tiêm ngừa nhiều vắc-xin hơn chúng ta ngày xưa?

Chuyên gia: Điều này chủ yếu là do trước đây không có nhiều loại vắc-xin mới như bây giờ. Hiện nay chúng ta có cả vắc-xin phòng bệnh viêm màng não mô cầu (sưng và nhiễm trùng màng não) và nhiễm khuẩn huyết não mô cầu. Hay vắc-xin Gardasil giúp ngăn ngừa chủng gây u bướu ở người như ung thư cổ tử cung, âm đạo, dương vật, hậu môn và mụn rộp sinh dục.
Vắc-xin được thử nghiệm trong bao lâu trước khi đưa vào sử dụng?

Chuyên gia: Các vắc-xin luôn trải qua quá trình thử nghiệm nghiêm ngặt trước khi đưa vào sử dụng. Hơn nữa, sự an toàn của vắc-xin còn được tiếp tục theo dõi và kiểm tra trên toàn thế giới. Cơ quan y tế giữ nhiệm vụ giám sát tất cả các giai đoạn sản xuất vắc-xin nhằm duy trì độ an toàn ở mức cao nhất, và hướng dẫn yêu cầu về chất lượng thử nghiệm của các lô vắc-xin trước khi xuất xưởng. Ngoài ra còn có một hệ thống giám sát tiêm chủng tại chỗ thuộc các bệnh viện nhi chuyên ghi nhận các phản ứng bất lợi để hoàn thiện quá trình thử nghiệm.

– Hoá chất trong vắc-xin như thuỷ ngân có hại cho trẻ không?

Chuyên gia: Theo các quy định y tế và thông qua quá trình thử nghiệm nghiêm ngặt, vắc-xin không chứa hoá chất ở mức độ có thể gây hại. Hai chất bảo quản thường gây tranh cãi là Thimerosal và Formaldehyde.

Thimerosal là chất bảo quản có chứa thuỷ ngân được sử dụng trong một số loại vắc-xin sản xuất trước năm 2001. Mặc dù được cho là an toàn khi sử dụng với liều nhỏ và không gây hại cho sức khoẻ, từ năm 2001 chất này không được phép dùng trong vắc-xin chủng ngừa theo lịch cho trẻ em nữa.

Formaldehyde là một chất xuất hiện tự nhiên qua sự trao đổi chất của các sinh vật, được sử dụng để sản xuất vắc-xin, nhưng sẽ bị loại bỏ hầu hết trong quá trình thanh lọc chủng ngừa. Cần lưu ý rằng formaldehyde cũng đóng một vai trò trong sự trao đổi chất ở người, và lượng formaldehyde tự nhiên ở trẻ sơ sinh lớn hơn nhiều so với lượng chất này trong một liều vắc-xin.

Tiêm vắc-xin cho bé dưới góc nhìn chuyên gia

Chủng ngừa cho trẻ: Vắc-xin hoạt động như thế nào?
Cơ chế của vắc-xin chủng ngừa cho trẻ sẽ hoạt động như thế nào và làm thế nào để tạo miễn dịch cho bé yêu, cùng tham khảo nhé.

– Con tôi khi còn nhỏ không được tiêm vắc-xin, liệu bây giờ tiêm có được không?

Chuyên gia: Với các đợt bùng phát dịch bệnh gần đây, nhiều bậc cha mẹ bắt đầu tìm hiểu thông tin chủng ngừa cho con mình. Thậm chí nếu trẻ bỏ lỡ lịch tiêm phòng trước đó, bây giờ chích ngừa ngay vẫn được. Cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để có phương án tiêm vắc-xin phù hợp giúp trẻ bắt kịp giai đoạn. Đừng đợi đến khi bùng phát dịch hay trẻ có biểu hiện bệnh mới nghĩ đến việc tiêm ngừa, vì bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh do những người mắc bệnh thường lây nhiễm trước khi xuất hiện triệu chứng. Khi đó bạn sẽ không kịp bảo vệ trẻ, ví dụ như bệnh sởi, nếu không tiêm ngừa mà tiếp xúc với người bệnh, 90% bạn sẽ bị lây đấy!

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *