Tìm hiểu những tuần phát triển trí tuệ của bé yêu

shape

31 Jan

Cha Mẹ TốtJan 31, 2020

Tìm hiểu những tuần phát triển trí tuệ của bé yêu

Sau khoảng thời gian dài nghiên cứu về sự phát triển của trẻ nhỏ trong môi trường gia đình, hai nhà nghiên cứu đã viết cuốn sách nổi tiếng mang tựa đề “Những tuần kỳ diệu – The Wonder Weeks”. Cuốn sách đã giải thích chi tiết những hiện tượng như cáu kỉnh, khóc lóc và đeo bám có liên hệ như thế nào đến những tuần phát triển trí tuệ của bé, đưa ra các mốc quan trọng và mang đến cho các bố mẹ một cái nhìn thấu hiểu hơn trước những biểu hiện “khủng hoảng” của bé.

Các mốc phát triển trí tuệ và tinh thần

Sự phát triển trí não và tinh thần diễn ra rất mạnh mẽ trong khoảng thời gian 20 tháng đầu đời. Quan sát cho thấy, các bé trải qua những hiện tượng cáu kỉnh, khóc lóc và đeo bám vào những tuần gần như tương tự nhau. Đó thường là các tuần thứ 5, 8, 12, 19, 26, 37, 46, 55, 64 và 75, tương đương với tháng thứ 2, 3, 4, 6, 9, 11, 13, 16. Mỗi một chu kỳ phát triển thường kéo dài 1 đến 2 tuần và bố mẹ có thể nhận thấy rõ những biểu hiện khác biệt của bé. Đây là những giai đoạn mà bé ham muốn được học hỏi những kỹ năng và nhận thức mới hơn bao giờ hết.

“Tuần kỳ diệu” hay “tuần khủng hoảng”?

Sự thực thì những tuần kỳ diệu lại diễn ra khá gai góc. Đứng trước những thay đổi quan trọng trong quá trình phát triển của mình, hầu hết các bé đều có những biểu hiện khó chịu. Trong suốt khoảng thời gian này, bạn sẽ thấy con trở nên cáu kỉnh, khóc nhiều và luôn bám dính lấy mẹ. Ngay cả những cô, cậu bé dễ tính nhất cũng có những biểu hiện khiến bố mẹ bối rối trong những tuần này. Nếu bé vốn đã nhõng nhẽo và khó chịu thì bố mẹ sẽ phải “lên giây cót” tinh thần để trải qua một quãng thời gian khó khăn hơn, khi mà bé đòi hỏi sự quan tâm còn gắt gao hơn ngày thường. Không khó hiểu khi nhiều người gọi những tuần này là “tuần khủng hoảng” thay vì “tuần kỳ diệu” như các nhà nghiên cứu đã đề cập.

Tìm hiểu những tuần phát triển trí tuệ của bé yêu

Tâm lý trẻ nhỏ: Bí quyết vượt qua nỗi sợ hãi khi xa mẹ
Với một tâm hồn nhạy cảm và trí tưởng tượng phong phú, bé con của bạn dễ sợ hãi mọi thứ, nhất là khi không có mẹ bên cạnh. Tham khảo những bí quyết bên dưới giúp bé mạnh mẽ hơn để vượt qua sợ hãi khi xa mẹ.

Chu kỳ phát triển xảy ra như thế nào?

Mỗi chu kỳ phát triển thường trải qua bước mở đầu, giai đoạn cao trào và sau đó là thoái trào, khi mọi thứ trở về trật tự vốn có. Các biểu đồ mô tả về tuần kỳ diệu thường sử dụng các ký hiệu nắng đẹp và mưa giông kèm sấm chớp để đánh dấu đâu là giai đoạn bé vui vẻ nhất và khó tính nhất trong một chu kỳ phát triển. Những chu kỳ đầu tiên đến và đi rất nhanh, chỉ trong vài ngày bé sẽ trở nên cáu kỉnh và sau đó bình thường trở lại. Những chu kỳ sau đó sẽ càng ngày càng kéo dài ra, mẹ có thể nhận thấy bé cứ “hư” rồi lại “ngoan” liên tục cho đến khi đạt được một mốc phát triển mới.

Tìm hiểu những tuần phát triển trí tuệ của bé yêu

Một biểu đồ thể hiện các giai đoạn “bão tố” và “nắng đẹp” trong các chu kỳ phát triển trí tuệ – tinh thần của bé

Những giai đoạn phát triển này đều đến một cách tự nhiên và chúng luôn báo hiệu một thành quả đang chờ đợi ở phía trước. Cũng vì vậy, bố mẹ hãy cùng bé vượt qua những giai đoạn “bão tố” để đón những ngày “nắng đẹp” sắp đến nhé!

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *