Tóm lược việc mẹ cần làm trong các tuần thai (P.2)

shape

30 Nov

Julia PhạmNov 30, 2019

Tóm lược việc mẹ cần làm trong các tuần thai (P.2)

Tuần thai thứ 13

  • Bắt đầu nghĩ đến việc đặt tên con
  • Bắt đầu ngủ ở tư thế nằm nghiêng
  • Bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn về nhi khoa
  • Ăn những bữa chia nhỏ để tránh ợ nóng
  • Bạn có thể nhận quần áo bầu từ bạn bè hay những người thân

Tuần thai thứ 14

  • Bắt đầu thông báo tin bạn mang thai đến công ty
  • Kiểm tra list công việc cần làm
  • Bắt đầu chụp ảnh mang thai nếu bạn muốn

Tuần thai thứ 15

  • Bạn có thể bắt đầu tham gia một lớp yoga cho phụ nữ mang thai
  • Hỏi bác sĩ xem bạn có cần làm xét nghiệm quad hay không
  • Củng cố bụng của bạn bằng một số bài tập

Tuần thai thứ 16

  • Hấp thụ thật nhiều canxi
  • Có thể đến xem một số cơ sở y tế, bệnh viện mà bạn định lựa chọn để sinh
  • Tìm hiểu kinh nghiệm sinh em bé từ bạn bè, người thân xung quanh

Tuần thai thứ 17

  • Bạn nên sử dụng giấy note hoặc ứng dụng nhắc nhở vì bạn sẽ dễ bị quên hoặc mất tập trung
  • Tự thưởng cho mình một đợt massage đặc biệt
  • Nếu lo xa, bạn đã có thể bắt đầu tính đến khoản tiết kiệm cho việc học hành của con trong tương lai

Tuần thai thứ 18

  • Đăng ký lớp học tiền sản
  • Kiểm tra ghế ngồi ở công ty để xem có cần sắm thêm đồ kê chân giúp giảm cơn đau lưng hay không
  • Bạn đã có thể biết giới tính của con qua siêu âm rồi đấy

Tóm lược việc mẹ cần làm trong các tuần thai (P.2)

Ngoài lớp học tiền sản, các mẹ còn có thể tìm hiểu kiến thức qua sách báo, các cẩm nang…

Tuần thai thứ 19

  • Nếu là một bà mẹ của thời đại kỹ thuật số, bạn đã có thể khoe ảnh con trên trang cá nhân của mình rồi.
  • Ngoài ra, đừng để cuộc sống của bạn trải qua những chuỗi ngày nhàm chán, mệt mỏi. Buổi hò hẹn với ông xã ở ngoài trời có thể là gợi ý cho bạn trong tuần này
  • Bắt đầu tìm những vật dụng trong phòng của con

Tuần thai thứ 20

  • Thảo luận cùng ông xã về cách bạn dự định quản lý cuộc sống sau khi có con
  • Chọn cho mình những đôi giày thấp để chân được nâng đỡ tốt hơn
  • Biết các triệu chứng và nguy cơ tiền sản giật

Tuần thai thứ 21

  • Bạn thử tìm hiểu về ưu và nhược điểm của việc nuôi con bằng sữa mẹ nhé.
  • Sắp xếp và giải quyết những “công trình” dang dở quanh nhà

Tuần thai thứ 22

  • Giờ bạn đã biết giới tính em bé, nên có thể xem xét một lần nữa về việc đặt tên
  • Chú ý ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch bằng cách tránh ngồi chéo chân hay đứng quá lâu

Tuần thai thứ 23

  • Mua sắm thêm nhiều quần áo mới với kích thước lớn hơn
  • Bắt đầu nghĩ về các nhà trẻ hay dịch vụ giữ trẻ nếu bạn định đi làm lại sau khi sinh

Tuần thai thứ 24

  • Kiểm tra tiểu đường thai kỳ
  • Lên kế hoạch chăm sóc con trong thời gian tới
  • Viết ra kế hoạch sinh con

Tuần thai thứ 25

  • Tìm kiếm các bác sĩ nhi khoa tiềm năng
  • Tranh thủ du lịch nếu bạn vẫn còn khao khát được lãng du đây đó

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *