Top những kỹ năng chăm sóc bé sơ sinh mọi ông bố cần "nằm lòng

shape

29 Feb

Cha Mẹ TốtFeb 29, 2020

Top những kỹ năng chăm sóc bé sơ sinh mọi ông bố cần "nằm lòng

Không thể cho con bú cũng không giúp mẹ vắt sữa, nhưng bố có thể là “chân chạy vặt” vòng ngoài, giúp mẹ thay tã cho bé, kiểm soát số lượng tã sử dụng trong ngày, hoặc hâm nóng sữa… Mẹ cần bố giúp đỡ rất nhiều để chăm sóc bé sơ sinh tốt nhất.

Top những kỹ năng chăm sóc bé sơ sinh mọi ông bố cần "nằm lòng"

Để chăm sóc bé sơ sinh đúng cách, bố cần học thêm rất nhiều điều

Bài học 1: Ghi chú số lượng tã bẩn trong ngày

Không chỉ lưu ý “sản phẩm” của con, số lượng tã bẩn sử dụng trong ngày cũng là điều cần lưu ý. Hầu hết các bé sơ sinh thường tè sau khi được mẹ cho bú. Việc đếm số tã bé sử dụng mỗi ngày có thể giúp bạn biết liệu bé cưng có đang bú đủ.

Lượng tã sẽ tăng lên theo từng ngày. Đến cuối tuần đầu tiên, bé cần thải ra được 6 tã bẩn mỗi ngày, trong đó, khoảng 3-4 lần tã bẩn do bé “đi nặng”. Số lượng tã có thể thay đổi tùy theo việc bé được nuôi bằng sữa mẹ hay sữa công thức.

Bài học 2: Cách quấn khăn cho bé sơ sinh

Internet là một kho kiến thức vô hạn, bố có thể dễ dàng tìm hiểu cách quấn khăn cho bé. Tuy nhiên, cũng có cách đơn giản hơn: Hãy hỏi y tá, điều dưỡng các bước cơ bản nhất. Bà nội hoặc bà ngoại cũng là những người dày dạn kinh nghiệm bố cần học hỏi. Nghiên cứu cho thấy, quấn khăn sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn, bởi cảm giác mang lại cho bé khá giống cảm giác khi còn nằm trong bụng mẹ. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy an tâm hơn.

Bài học 3: Làm ấm sữa trước khi cho bé bú

Sữa mẹ vắt ra thường được trữ trong tủ đông, vì vậy, trước khi cho con bú, bố cần hâm nóng sữa lại. Bố có thể dùng lò vi sóng, hoặc cho bình sữa vào 1 cái chén, sau đó đổ nước nóng xung quanh. Hiện nay trên thị trường cũng có bán máy hâm sữa, bạn có thể cân nhắc.

Lưu ý: Đảm bảo sữa cho bé không quá nóng, khoảng 36,7 độ là chuẩn. Bố có thể dùng nhiệt kế hoặc cần đổ vài giọt sữa ra cổ tay, sữa vừa ấm là được.

Bài học 3: Cách thay tã cho bé

Với các bé trai, bố cần dùng một chiếc khăn đạt lên “đài phun nước” khi thay tã để tránh nước bắn vào người. Với các bé gái, việc thay tã có vẻ dễ hơn. Tuy nhiên, bố cần lưu ý vệ sinh kỹ hơn. Khi lau vùng kín cho bé, lau từ trước ra sau để vi khuẩn, phân từ phía hậu môn không có cơ hội xâm nhập vùng kín của bé.

Chú ý thay tã cho bé thường xuyên, khoảng 3-4 tiếng/ lần. Để con mặc tã bẩn quá lâu có thể dẫn đến hăm tã.

Top những kỹ năng chăm sóc bé sơ sinh mọi ông bố cần "nằm lòng"

5 bước đơn giản để trị hăm tã
Tuy không gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, tình trạng hăm tã vẫn khiến bé rất khó chịu. Nhưng với 5 bước dưới đây, bé yêu sẽ không còn bị chứng hăm tã quấy rầy nữa

Bài học 4: Cách xử lý tã bẩn

Trước khi cho tã vào thùng rác, bố nên quấn gọn tã bẩn lại. Nếu dùng tã vải, bố nên để trong bọc riêng để giặt. Để tránh mất vệ sinh, bố cũng nhớ đổ rác mỗi ngày nhé!

Bài học 5: Học cách kiên nhẫn khi chăm sóc bé sơ sinh

Chưa biết nói nên trẻ sơ sinh không thể diễn đạt được mong muốn, yêu cầu của mình cho bố mẹ. Bé chỉ có một cách giao tiếp duy nhất là khóc. Đôi khi, thật khó để bố có thể hiểu bé đang muốn nói gì. Tuy nhiên, hãy thật kiên nhẫn và bình tĩnh bố nhé! Dần dần, bố sẽ thấu hiểu cách chăm sóc bé sơ sinh nhà mình bằng chính những cảm nhận của bản thân.

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *