[Trắc nghiệm] Nhận diện tính cách trẻ sơ sinh

shape

31 Jan

Martin NguyenJan 31, 2020

[Trắc nghiệm] Nhận diện tính cách trẻ sơ sinh

Hãy thử trả lời những câu hỏi dưới đây để hiểu hơn về tính cách trẻ sơ sinh và thử phân loại xem bé yêu nhà mình thuộc nhóm nào nhé!

1/ Bé khóc:

A. Rất hiếm khi

B. Chỉ khóc khi đói, mệt hoặc bị kích thích quá mức

C.Khóc mà không có lý do rõ ràng

D. Khóc to và nếu bạn không để ý đến bé, bé sẽ mau chóng gào khóc dữ dội

E. Hầu hết thời gian trong ngày bé đều khóc

2/ Chuẩn bị đi ngủ:

A. Bé nằm im trong nôi và nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ

B. Thường dễ dàng ngủ say trong khoảng 20 phút

C. Quấy một chút và có vẻ buồn ngủ, nhưng sau đó vẫn cứ thức

D. Bé rất bồn chồn và thường thì bạn phải ôm hoặc quấn khăn cho bé

E. Khóc nhiều và tỏ ra không hài lòng khi bị đặt xuống

3/ Khi ngủ dậy:

A. Bé hiếm khi khóc và tự chơi trong cũi cho đến khi bạn đến bên

B. Bé ậm ừ một chút và sau đó nhìn xung quanh

C. Cần được “ngó ngàng” ngay bằng không bé sẽ òa khóc

D. Bé hét to

E. Bé thút thít

4/ Bé cười:

A. Hầu như trước bất kỳ ai và vật gì

B. Khi được khuyến khích

C. Khi được khuyến khích nhưng đôi khi bé lại khóc ngay trong lúc đang cười

D. Bé cười giòn giã và có khuynh hướng cười to, ồn ã

E. Chỉ cười trong một số điều kiện nhất định

5/ Khi đối diện với một người lạ đang tươi cười hỏi chuyện mình, bé sẽ:

A. Ngay lập tức mỉm cười

B. Mất một ít thời gian làm quen nhưng thường cười nhanh chóng sau đó

C. Thường sẽ khóc, trừ khi người lạ đó có thể vỗ về bé

D. Rất vui sướng

E. Hiếm khi vui vẻ

6/ Khi bạn cho bé ra ngoài chơi:

A. Tỏ ra hoàn toàn “hợp tác”

B. Mọi chuyện sẽ ổn nếu bạn đưa bé đến nơi nào không quá xa lạ hay đông đúc

C. Tỏ ra rất cáu kỉnh, quấy khóc

D. Đòi hỏi sự quan tâm cao

E. Không muốn bị kiểm soát nhiều

7/ Khi một tiếng động lớn bất ngờ vang lên:

A. Bé không tỏ ra sợ sệt

B. Bé có chú ý nhưng không tỏ ra bị quấy rầy

C. Tỏ ra nao núng rõ rệt, sau đó bắt đầu khóc

D. Tự mình la lớn

E. Bắt đầu khóc

8/  Trong lần tắm đầu tiên:

A. Bé thoải mái như một chú vịt con lội nước

B. Có một chút ngạc nhiên nhưng gần như ngay lập tức, bé tìm lại sự thoải mái

C. Bé tỏ ra rất nhạy cảm, chỉ nhúng tay chân vào nước một chút và có vẻ lo lắng.

D. Bé nghịch ngợm vẫy nước bắn tung tóe

E. Bé ghét bị nhúng nước và khóc ầm ĩ

9/ Cử chỉ của bé thường:

A. Tỏ ra thoải mái, dễ chịu và lanh lẹ

B. Thoải mái trong mọi trường hợp

C. Khó chịu và căng thẳng khi phản ứng với các kích thích bên ngoài

D. Mạnh mẽ, đập tay và chân khắp nơi trên giường

E. Cứng nhắc – Cánh tay và cẳng chân vận động hơi cứng

10/ “Tần suất” la hét, làm ồn của bé

A. Một lúc bé lại làm rộn một lần

B. Chỉ khi bé đang chơi hoặc bị kích thích quá độ

C. Hiếm khi

D. Rất thường xuyên

E. Khi bé tức giận

11/ Mỗi lần tắm, thay tã hay thay quần áo

A. Bé luôn tỏ ra bình thường

B. Bé không có phản ứng quá mức nếu như mẹ tiến hành chậm rãi và cho bé biết mình đang làm gì

C. Thường cáu kỉnh, như thể không thể chịu được khi phải cởi bỏ quần áo

D. Ngọ ngoạy liên tục và cố gắng kéo mọi thứ ra khỏi bàn thay tã

E. Bé ghét bị thay tã, quần áo hay tắm. Mỗi lần như thế là một cuộc chiến mới.

12/ Nếu đột ngột đưa ra chỗ có ánh sáng mạnh

A. Bé tỏ ra bình thường

B. Bé thỉnh thoảng có thể bị giật mình

C. Hấp háy mắt rất nhiều và cố quay mặt đi

D. Bị kích thích mạnh.

E. Bé tỏ ra khó chịu

13a/ Nếu mẹ cho bé bú bình:

A. Bé bú đúng cách, chú tâm, và thường hoàn tất trong vòng 20 phút

B. Nhìn chung bé bú một cách thoải mái và đều đặn, chỉ hơi có một chút biến động ở những mốc phát triển thể chất.

C. Bé ngọ ngoạy không ngừng, mất rất nhiều thời gian để bú hết bình sữa

D. “Ngoạm” lấy bình sữa một cách mạnh bạo và có khuynh hướng ăn quá nhiều

E. Thường cáu kỉnh và kéo dài thời gian bú

13/ Nếu mẹ cho bé bú trực tiếp

A. Bé lập tức bú mẹ và khớp ngậm đúng cách

B. Mất từ 1 đến 2 ngày để bú mẹ đúng cách

C. Luôn muốn bú mẹ nhưng mỗi lần bú tiếp theo, bé lại gần như quên mất cách ngậm ti mẹ

D. Bé chịu bú khi mẹ bế bé đúng cách bé muốn

E. Bé tỏ ra khó chịu như thể mẹ không có đủ sữa

14/ Câu chính xác nhất để mô tả “giao tiếp” giữa mẹ và bé là

A. Bé luôn để mẹ biết chính xác những gì mình cần

B. Hầu hết tín hiệu từ bé đều dễ hiểu

C. Bé làm mẹ nhầm lẫn, thậm chí bé còn khóc vì thấy mẹ nữa

D. Bé thường bày tỏ thái độ thích hoặc không thích rất rõ ràng và ồn ào

E. Bé thường thu hút sự chú ý bằng tiếng khóc giận dữ

15/ Khi có đông người xung quanh và mọi người muốn bồng bế bé:

A. Bé tỏ ra thoải mái

B. Bé tỏ vẻ lưỡng lự, chọn lựa người nào thích hợp với mình

C. Dễ khóc nếu như có quá nhiều người bế bé

D. Khóc hoặc cố gắng thoát ra nếu bé không thấy thoải mái

E. Từ chối tất cả mọi người và chỉ để bố hoặc mẹ bế bé

16/ Khi vừa đi chơi bên ngoài về:

A. Bé ngay lập tức trở lại trạng thái bình thường

B. Mất vài phút để lấy lại sự bình ổn

C. Bé có khuynh hướng quấy khóc nhiều

D. Bé thường bị kích thích quá độ và khóc nhiều

E. Tỏ ra đau khổ và tức giận

17/ Bé tự chơi:

A. Tỏ ra thoải mái, vui vẻ trong một thời gian khá dài dù chỉ nằm im và nhìn vào những thanh chắn nôi

B. Bé có thể tự chơi trong vòng 15 phút

C. Thường khó chịu và khó vui vẻ khi bị đặt vào môi trường xa lạ

D. Cần rất nhiều kích thích để có thể trở nên tươi tỉnh

E. Bé khó có thể trở nên phấn chấn dù có kích thích bé bằng cách nào chăng nữa

18/ Tính cách nổi bật nhất của bé là:

A. Luôn thoải mái và dễ chịu

B. Luôn tuân theo thời khóa biểu cố định

C. Nhạy cảm với mọi thứ

D. “Hung hăng”

E. “Cáu kỉnh”

19/ Mỗi khi được đặt vào giường

A. Bé tỏ ra an tâm, dễ chịu

B. Gần như lần nào bé cũng tỏ ra yêu thích chiếc giường của mình

C. Cảm thấy bất an ngay trên chính giường của mình

D. Cư xử như thể mình bị cầm tù

E. Phẫn nộ khi bị đặt lên giường

20/ Nếu được nhận xét về bé, bạn sẽ nói rằng:

A. Bé như cục vàng vậy

B. Bé rất ngoan, dễ đoán

C. Bé thật tinh tế, nhạy cảm

D. Tôi sợ khi bé biết bò thì mọi thứ trong nhà sẽ bị lục tung lên mất

E. Bé thật là “cổ lỗ sĩ” – luôn hành động như thể mình biết trước mọi thứ vậy!

Và đây là câu trả lời về tính cách trẻ sơ sinh sau khi bạn hoàn tất 20 câu hỏi trên.

-Đáp án hầu hết là A: Bé là một thiên thần đúng nghĩa, luôn dịu dàng, mỉm cười, ít đòi hỏi. Bé dễ thích nghi với mọi môi trường, không khóc thét khi thấy người lạ và tự biết cách xoa dịu mình. Tuy vậy, bạn vẫn cần quan tâm và chia sẻ cảm xúc cùng bé.

-Đáp án hầu hết là B: Bé như một quyển sách bạn có thể đọc và tiên liệu trước mọi việc. Mẹ dễ dàng đưa bé vào thời khóa biểu sinh hoạt, đồng thời bé sẽ đạt mọi mốc phát triển vào đúng lúc.

-Đáp án hầu hết là C: Bé cực kỳ nhạy cảm và hầu hết mọi thứ xung quanh đều có thể trở thành những vật đáng sợ trong con mắt bé. Để làm bé trấn tĩnh, bạn cần tạo cho bé cảm giác yên ấm như còn trong bụng mẹ.

-Đáp án hầu hết là D: Bé luôn bộc lộ rõ cá tính của mình. Bé thường đập chân, đập tay liên tục, chú ý đến những em bé khác, thích với lấy mọi thứ. Đôi khi, những hành động của bé có phần quá khích. Để bé ngủ ngon trong những tháng đầu, tốt hơn hết là bố mẹ nên quấn chặt bé trong khăn.

-Đáp án là E: Cứ như thể bé đã biết hết mọi thứ trên thế giới và chẳng còn hứng thú gì để khám phá. Bạn hãy vỗ về và chơi với bé nhiều hơn nhé.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *