Trẻ ăn rau củ sai cách có thể bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng
Hội chứng này xuất hiện khi trẻ ăn rau củ sai cách và tiêu thụ quá nhiều nitrate trong rau củ. Nó khiến da và môi bé xanh xao, tím tái, tức ngực khó thở, chậm phát triển, có thể dẫn đến tử vong.
Trẻ ăn rau củ sai cách nguy hiểm thế nào?
Rau củ quả loại nào cũng chứa nitrate, loại có nhiều, loại có ít. Nitrate không độc hại, nhưng khi vào hệ tiêu hóa, một phần nitrate sẽ chuyển thành nitrite do tác động của vi khuẩn và enzyme.
Nitrite có tính độc hại. Ở trẻ em, tỷ lệ chuyển từ nitrate thành nitrite nhiều hơn do hệ tiêu hóa của con chưa hoàn chỉnh.
Ăn rau củ quả rất tốt nhưng trẻ ăn sai cách có thể bị ảnh hưởng sức khỏe
Nitrite làm một phần chất hemoglobine trong máu chuyển thành methemoglobin. Chất hemoglobine là chất vận chuyển oxygen trong máu. Còn methemoglobin không thể vận chuyển oxygen.
Nếu lượng methemoglobine trong máu tăng, sự vận chuyển oxygen trong máu sẽ trở nên khó khăn, lượng oxygen lên não không đủ, gây ra hội chứng blue-baby ở trẻ em.
Những loại rau củ nào có nhiều nitrate?
Lượng nitrate có trong thực vật chênh lệch nhau rất xa, tuỳ theo chủng loại. Có ít từ 1 mg/kg như đậu Hà Lan, cho tới cả vài trăm (su hào, bầu bí), và vài ngàn (các loại xà lách).
Măng tây, khoai tây, cà rốt, bầu bí, đậu cô ve… có mức nitrate từ 200-500 mg/kg. Bắp cải, su hào từ 500-1.000. Các loại rau xanh, xà lách… từ 1.000-2.000 hoặc hơn.
Cà chua là một loại rau củ ít nitrat tốt cho sức khỏe bé
Đa phần cuống lá, gân lá, lá và các loại rau xanh có nhiều nitrate nhất. Sau đó là các loại củ (khoai, củ cải…). Các loại hạt, ngũ cốc ít nitrate hơn. Trái cây ít nitrate nhất, phần thịt ít hơn phần vỏ.
Cách giảm lượng nitrate trong rau
Cơ quan an toàn thực phẩm Hong Kong đưa ra một số lời khuyên cho các bà mẹ. Trong quá trình nuôi dạy con, tránh để trẻ ăn rau củ sai cách mẹ cần giảm lượng nitrate trong rau củ như sau:
Nguyên tắc chung là do nitrate tan trong nước, khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé, mẹ nên rửa rau sạch, hoặc chần rau trong nước nóng sẽ làm giảm lượng nitrate đáng kể.
- Rửa rau kỹ, hoặc bóc vỏ các loại củ như khoai tây, cà rốt.
- Thái nhỏ hoặc nghiền rau củ ngay trước khi nấu.
- Với loại rau có mức nitrate cao, nên chần qua nước sôi khoảng 1-3 phút, và bỏ nước chần rau này đi.
- Sau khi chế biến, tốt nhất nên cho trẻ ăn ngay.
- Nếu chưa cho trẻ ăn ngay, nên bảo quản thực phẩm đã chế biến trong ngăn mát tủ lạnh (ở nhiệt độ không quá 4 độ C), và không nên giữ quá 12 tiếng.
- Nếu muốn lưu giữ thực phẩm lâu hơn, nên để trong ngăn đá tủ lạnh (-18 độ C).
- Sau khi lấy rau củ đã chế biến ra khỏi tủ lạnh, cần hâm lại trước khi cho trẻ ăn.
- Do lượng nitrate có nhiều hay ít tùy loại rau củ, nên cho trẻ ăn xoay vòng, thay đổi thường xuyên.
Chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ và những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em khá phổ biến vì hệ miễn dịch ở lứa tuổi này còn chưa hoàn thiện. Khi mắc bệnh, trẻ thường có biểu hiện như: đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, lười ăn, kém hấp thu… Nó gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.
Bên cạnh rau củ quả thì nitrate còn xuất hiện ở các loại thịt được tẩm ướp bột săm pết. Đây là một loại hóa chất bảo quản làm thịt hỏng trở lại tươi hồng, hết mùi hôi thối. Với 40.000đồng để mua bột săm pết, người bán hàng có thể biến cả tấn thịt lợn thối thành thịt tươi. Mẹ không nên dùng loại thực phẩm này cho bé và cả gia đình để đảm bảo sức khỏe.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.