Trẻ dưới 6 tháng: Đừng cho con uống nước!
Không giống như người lớn, chế độ dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 6 tháng tuổi cần “kiêng kỵ” rất nhiều thứ. Ngay cả nước lọc, nước ép trái cây cũng được liệt vào “danh sách đen” – những thực phẩm bé cần tránh.
Không chỉ không cần thiết, việc cho bé dưới 6 tháng tuổi uống nước còn dẫn đến những tác động tiêu cực
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, những trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu hoàn toàn không cần bổ sung thêm nước hay bất cứ một loại chất lỏng nào khác ngoài sữa mẹ, kể cả trong thời tiết nóng bức khó chịu nhất. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt và có sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa, mẹ mới cần bổ sung nước cho trẻ. Không chỉ trẻ bú mẹ hoàn toàn, theo các chuyên gia, với những trường hợp trẻ uống sữa công thức, việc thêm nước lọc vào chế độ dinh dưỡng cho bé cũng là điều không cần thiết.
Nguyên nhân là do nhu cầu nước của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong giai đoạn này thường không nhiều, và lượng sữa mẹ cho bé uống mỗi ngày đã đáp ứng đủ nhu cầu của bé. Các chuyên gia cũng đã tiến hành nghiên cứu về nhu cầu nước của trẻ trong những môi trường nhiệt độ và độ ẩm khác nhau. Thậm chí, trong trường hợp nhiệt độ lên đến 41 độ C, và độ ẩm 96%, sữa mẹ vẫn đáp ứng đủ nhu cầu chất lỏng cần thiết cho bé.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, việc cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 6 tháng tuổi uống nước cũng có thể gây ra nhiều tác hại tiêu cực đến sức khỏe. Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển cân nặng và chiều cao của trẻ, tập cho bé uống nước quá sớm còn ảnh hưởng đến cả sự an toàn về tính mạng của trẻ.
Dinh dưỡng cho bé: Uống nước thế nào là đủ?
Trẻ e từ 0-6 tháng tuổi là lúc thận bé đang còn rất yếu, chưa đủ khả năng đào thải nếu các mẹ cho uống nhiều thì lượng nước không được đào thải ra ngoài sẽ tích lại trong cơ thể và trong máu làm cho lượng natri trong máu hạ thấp và dẫn đến ngộ độc nước, ảnh hưởng đến thần kinh não bộ, vậy trẻ em...
1/ Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Theo nghiên cứu, những trẻ uống thêm nước bên ngoài có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn gấp 2, 3 lần so với những bé bú mẹ hoàn toàn. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa còn khá non yếu nên bé rất dễ bị tiêu chảy nếu sử dụng nguồn nước không được đảm bảo.
2/ Nguy cơ suy dinh dưỡng, nhẹ cân
Mặc dù không có vị ngọt như sữa, nhưng so với sữa, mẹ có nhận thấy hầu hết các bé vẫn đặc biệt “thiên vị” nước hơn? Thậm chí, nhiều bé quấy khóc liên tục khi mẹ cho bú sữa, nhưng lại ngoan ngoãn ngay khi được mẹ cho uống nước.
Bé uống quá nhiều nước, dẫn đến lượng sữa tiêu thụ mỗi ngày bị giảm đáng kể, và lượng chất dinh dưỡng bé hấp thu cũng giảm theo. Bên cạnh đó, nước không cung cấp năng lượng hay bất kỳ chất dinh dưỡng nào, nhưng lại có thể khiến bé đầy bụng. Đây chính là nguyên nhân khiến những bé được tập uống nước quá sớm sẽ có nguy cơ suy dinh dưỡng, thấp bé nhẹ cân hơn những bé bú mẹ hoàn toàn.
Trẻ béo phì vẫn có thể suy dinh dưỡng?
Nếu suy nghĩ chỉ những bé gầy yếu còm nhom mới có nguy cơ suy dinh dưỡng, mẹ đã lầm to rồ nhé! Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những trẻ béo phì vẫn có nguy cơ thiếu chất trầm trọng. Suy dinh dưỡng thể béo phì đang trở thành một hiện tượng phổ biến. Mẹ thông thái sẽ làm gì để bảo vệ con?
3/ Tình trạng nhiễm độc nước
Nhiễm độc nước là tình trạng xảy ra khi lượng nước quá nhiều làm giảm nồng độ natri trong cơ thể, làm xáo trộn sự cân bằng điện giải, và khiến các mô bị sưng lên. Trong những trường hợp hiếm hoi, việc cho bé uống quá nhiều nước có thể phát triển thành tình trạng này, và nếu không được điều trị kịp thời, bé rất dễ bị hôn mê. Khi thấy bé có các dấu hiệu như khó chịu, buồn ngủ, chóng mặt, tâm lý thay đổi, co giật, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay.
Nếu cho bé uống sữa công thức, mẹ nên pha sữa theo đùng liều lượng khuyến cáo trên bao bì. Không nên tự ý thêm, bớt lượng nước. Điều này không chỉ làm nguy cơ nhiễm độc nước của trẻ tăng lên mà còn làm giảm lượng chất dinh dưỡng mà trẻ có thể hấp thụ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ không cần phải quá khắt khe với lượng nước trẻ nạp vào mỗi ngày. Sau khi cho trẻ bú sữa, mẹ có thể cho bé tráng lưỡi bằng một ngụm nước nhỏ, nhưng không nên vượt quá 30 ml nước mỗi ngày.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
- Sức khỏe và dinh dưỡng cho bé từ 1-12 tháng tuổi
- Có nên cho bé sơ sinh uống nước?
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.