Trẻ ghen tị: Bước phát triển trong nhận thức
Theo bác sĩ nhi khoa Tanya Remer Altmann, biên tập viên chính của Tạp chí The Wonder Years, từ độ tuổi 9-15 tháng, trẻ đã biết biểu lộ cảm xúc ghen tị “dữ dội” khi thấy người mẹ mà mình yêu thương nhất đang bế hay cưng nựng một đứa trẻ khác. Thông thường khi đó bé sẽ khóc, đòi lại mẹ hoặc có thái độ tức tối với “địch thủ” của mình.
Mặt tích cực của thái độ ghen tị này chính là bé đã nhận biết được mẹ là ai và muốn mẹ luôn chú ý đến mình. Điều đó thể hiện sự gắn kết, sợi dây tình cảm giữa mẹ và con rất bền vững. Và chính sức mạnh của mối quan hệ thiêng liêng này đã làm bé không muốn chia sẻ sự quan tâm, cũng như tình yêu của mẹ với người khác.
Trường hợp nếu bé thờ ơ với sự xuất hiện của mẹ hoặc chẳng lo âu khi có người lạ đến gần thì cũng không phải biểu hiện đáng mừng đâu mẹ nhé! Bởi ở tháng tuổi này, khả năng phân biệt mẹ với những người lạ là một minh chứng cho việc bé đã lớn hơn và phát triển nhận thức về thế giới xung quanh.
Trẻ thường dễ rơi vào tâm lý ghen tị với những bạn bè xung quanh
Làm gì để giúp trẻ loại bỏ cảm giác ghen tị
Khi cả 2 mẹ con cùng đến thăm nhà người bạn mới sinh. Việc mẹ ẵm bồng, nựng nịu với em bé sơ sinh dễ thương sẽ rất là bình thường cho đến khi bé con của bạn bắt đầu “ghen” và thể hiện sự sở hữu, thu hút mối quan tâm chính từ phía mẹ. Ở độ tuổi này, trẻ còn quá nhỏ để hiểu khái niệm chia sẻ tình cảm, đồng thời không thể hiểu hết được tất cả những gì mà mẹ giải thích. Nên cách tốt nhất là mẹ thể hiện bằng hành động. Hãy đưa bé sơ sinh đang bồng trên tay lại cho người bạn và quay lại ôm trẻ vào lòng. Một khi trẻ đã cảm thấy “an toàn” với tình cảm mà mẹ dành cho và bắt đầu bị phân tâm, thu hút bởi những thứ xung quanh, mẹ vẫn có thể quay lại với việc cưng nựng bé sơ sinh đấy!
Ở những đứa trẻ lớn hơn, rất quan trọng để dạy việc chấp nhận sự chia sẻ tình cảm của mẹ với em bé khác. Cách tốt nhất là mẹ hãy kéo trẻ vào công việc cùng chăm sóc em nhỏ, bằng những việc nhỏ nhặt như nhờ lấy quần áo, lấy tã cho em, tạo tâm lý thoải mái, khiến trẻ gắn kết và yêu thương em bé hơn. Chẳng hạn yêu cầu bé: “Mẹ con mình cùng nhau bồng em bé nhé!”, hay “Mẹ ẵm em bé còn con lấy mền cho em giúp mẹ”. Nếu bé cùng tham gia, bé sẽ cảm thấy bản thân được đánh giá cao và mẹ hãy nhớ khen ngợi khi trẻ thực hiện tốt công việc này nhé!
10 cách dạy con ngoan không ghen tỵ với em nhỏ
Có nhiều lý do để bé con của bạn không thích em bé mới chào đời: em khóc quá nhiều, em hay nôn ói, em chiếm hết thời gian của ba mẹ dành cho trẻ,… Thậm chí, có thể lý do chỉ đơn giản là em bé không biết chơi búp bê, đồ hàng hay đá banh như trẻ trông đợi. Làm sao để tránh được những điều này và...
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
- Để bé không ghen tỵ với em
- Trẻ ghen tị là điều rất bình thường
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.