Trẻ hay mơ thấy ác mộng có bất thường?

shape

31 Oct

Cha Mẹ TốtOct 31, 2019

Trẻ hay mơ thấy ác mộng có bất thường?

Bố mẹ nên lưu ý đến cảm xúc của trẻ khi ngủ:

Khi trẻ có những nỗi sợ hãi vào ban đêm, trẻ sẽ la hét thất thanh, có khi khóc nức nở và chòi đạp lung tung với vẻ hốt hoảng,…. lúc này đây hãy nhanh chóng đánh thức bé dậy để cắt đứt những dòng tư tưởng của cơn sợ hãi đang đè nặng lên các nơron thần kinh của trẻ. Việc mơ thấy ác mộng liên tục lặp lại nhiều lần và trong dài ngày như thế là điều hết sức nghiêm trọng, đây có thể là một triệu chứng rối loạn tâm thần trong tương lai không thể coi thường.

Theo đánh giá của các nhà khoa học Anh, có 1 trong 10 trẻ ở độ tuổi 3 – 7 tuổi thường xuyên gặp các cơn ác mộng về đêm, thậm chí có những cơn ác mộng cũng xuất hiện trong giấc ngủ trưa. Những trẻ gặp các cơn ác mộng như thế có nguy cơ cao sẽ mắc bệnh tâm thần khi trưởng thành. Một số trẻ bị áp lực thực tế của ban ngày đè nặng lên tâm lý khi ngủ, chẳng hạn như bị bạn bè ăn hiếp, bị tra tấn về tinh thần, bị đe doạ từ một cái gì đó siêu nhiên hoặc chứng kiến một cảnh bạo lực không hay hoặc đùa giỡn quá mức, v…v… Vậy làm cách nào để giúp trẻ tránh được những giấc mơ đáng ghét đó?

Trẻ hay mơ thấy ác mộng có bất thường?

Trẻ nhỏ có trí tưởng tượng phong phú nên rất dễ mơ thấy ác mộng

Những điều bố mẹ cần làm để tránh cho con mơ thấy ác mộng:

– Hạn chế trẻ cười đùa quá mức, tránh cho trẻ xem những bộ phim mang tính bạo lực, khoa học viễn tưởng, kinh dị, ..v..v.. trước giờ đi ngủ.
– Khi con nhỡ vô tình chứng kiến một cảnh bạo lực nào đó trên đường hoặc nghe những điều không hay từ ngoại cảnh,… việc đầu tiên là bố mẹ nên tâm sự với con và vỗ về con, để con giải bày những gút mắc trong lòng. Khi trẻ được giải toả nỗi niềm, dây thần kinh cảm giác của trẻ không còn bị đè nặng bởi những hình ảnh không hay nữa. Và trẻ sẽ vượt qua được những ác mộng một cách nhanh chóng.
– Nếu phát hiện ra con đang bị áp lực về tinh thần, bị bạn bè chọc ghẹo hoặc đang bị đè nén bởi bạo lực học đường,..v…v… thì bố mẹ nên tìm cách xử lý ngay, giải quyết triệt để những việc như thế, giải thoát cho con khỏi những điều không hay ấy. Khi con đã thoát được những tra tấn về tâm lý, con sẽ nhanh chóng có được những giấc mơ ngọt ngào.
– Tắt hết đèn hoặc mở đèn ngủ có ánh sáng nhẹ dễ chịu, giữ không khí trong phòng thoáng mát để giúp trẻ ngủ lâu và sâu hơn.
– Nếu trẻ thức giấc giữa đêm với tâm trạng hoảng hốt vì mơ thấy ác mộng, hãy nhanh chóng đánh thức con dậy, cho con dùng một ly nước lạnh, lau mát con bằng một chiếc khăn ấm, để con kịp thoát khỏi cơn ác mộng trong một vài phút ngắn. Khi trẻ có biểu hiện bực dọc, hét toáng hoặc khóc la thì hãy ôm trẻ vào lòng và thủ thỉ bên tai trẻ những lời an ủi, yêu thương của bố mẹ dành cho con.

Những vấn đề về ác mộng có thể không ngăn chặn được vấn đề về tâm lý. Tuy nhiên, nếu các bố mẹ chịu khó tìm hiểu con hơn sẽ nhận biết sớm con có thường xuyên gặp ác mông hay không, để kịp thời điều chỉnh và để tránh tình trạng này phát triển về rối loạn thần kinh khi trưởng thành.

Minh Trang

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *