Trẻ lớn lên trong môi trường song ngữ thường chậm nói

shape

29 Feb

Cha Mẹ TốtFeb 29, 2020

Trẻ lớn lên trong môi trường song ngữ thường chậm nói

Dù trẻ đã biết đi, hoạt bát, lanh lợi nhưng vẫn chưa chịu nói. Trẻ chậm nói hơn so với bạn bè khiến nhiều mẹ đứng ngồi không yên. Có nhiều nguyên nhân khác nhau đã được chỉ ra về vấn đề này, lý do mới nhất được các bác sĩ chuyên khoa nhi Singapore chỉ ra là do môi trường song ngữ mà trẻ đang sống.

Môi trường song ngữ có thể khiến trẻ chậm nói

Tiến sĩ Natalie Epton, bác sĩ nhi khoa tại Singapore đã chia sẻ với tờ Young Parents: “Hầu hết trẻ nhỏ có thể nói lời đầu tiên vào lúc 14 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh nói một hoặc hai từ sớm hơn khi được 9 tháng”.

Trẻ chậm nói có thể là do sống trong môi trường sống sử dụng song ngữ

Cũng theo bác sĩ này, những em bé sơ sinh lớn lên trong môi trường sống sử dụng song ngữ thường chậm nói hơn. Trẻ sẽ tiếp xúc với ngôn ngữ mà các thành viên trong gia đình thường trao đổi và học nói bằng ngôn ngữ đó trước tiên.

Nếu trong vòng 18 tháng mà trẻ không có xu hướng nói chuyện vì chậm nói không còn thuộc về tính tự nhiên nữa và có vấn đề về phát triển cơ bản. Bố mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn.

Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ đề xuất kiểm tra thính giác để đảm bảo rằng bé vẫn nghe tốt và việc trẻ chậm nói không xuất phát từ vấn đề nghe. Ví dụ đơn giản hơn bạn có thể làm tại nhà là làm trẻ tập trung vào sự vật, sự việc nào đó và đứng phía sau gọi lớn. Nếu bé không quay lại, có thể là vấn đề thính giác.

Một nguyên nhân khác cũng có thể là do bé gặp vấn đề trong việc phát âm, khó sử dụng răng, lưỡi để tạo thành âm thanh.

Làm gì khi con chậm nói?

Nghe và nói là hai kỹ năng đi kèm với nhau. Thông thường, nếu gặp vấn đề về khả năng nghe, bé cũng sẽ bị rối loạn khả năng ngôn ngữ. Một nguyên nhân khác cũng có thể là do bé gặp vấn đề trong việc phát âm, khó sử dụng răng, lưỡi để tạo thành âm thanh.

Nếu nhóc của bạn có các dấu hiệu trên, mẹ nên:

1. Dành thời gian nói chuyện nhiều hơn với con, cho dù bé đang trong giai đoạn trẻ sơ sinh. Bạn có thể hát, nói chuyện hoặc khuyến khích bé bắt chước âm thanh hoặc cử chỉ của bạn.

2.  Đọc sách cho bé nghe. Nên chọn những cuốn nhiều màu sắc vì chúng sẽ thu hút bé hơn. Khi bé cưng lớn hơn một chút, bạn có thể khuyến khích bé chỉ vào những hình ảnh và gọi tên chúng.

3. Sử dụng những tình huống hằng ngày để khuyến khích con nói chuyện. Để con gọi tên những món ăn, sự vật hoặc đồ dùng trong nhà. Bạn cũng có thể hỏi những câu hỏi đơn giản và khuyến khích bé trả lời.

4. Mua những cuốn sách dành riêng cho bé tập nói. Những sách này thường có nhiều hình ảnh của các loại động vật, xe cộ, đồ dùng…

Dù bé bao nhiêu tuổi, việc phát hiện và điều trị kịp thời khi trẻ chậm nói là hết sức cần thiết. Tốt nhất, bạn nên đưa bé đên bác sĩ để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và giải pháp.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *