Trẻ mẫu giáo: Những kỹ năng cơ bản cần có (p.2)

shape

01 Nov

Cha Mẹ TốtNov 01, 2019

Trẻ mẫu giáo: Những kỹ năng cơ bản cần có (p.2)

Phát huy tính lạc quan của trẻ

Sự lạc quan là khả năng nhìn nhận cuộc sống theo chiều hướng tươi sáng, ngay cả khi mọi việc đang trở nên xấu đi. Có cái nhìn lạc quan về cuộc sống giúp bé suy nghĩ chủ động hơn và hiểu rõ nguyên nhân dẫn tới những việc xảy đến với bản thân. Nhờ lạc quan, bé sẽ dễ đối mặt với những khó khăn hơn.

Khuyến khích trẻ xây dựng cách sống lạc quan bằng cách giúp bé:

– Nhận biết sự khác nhau giữa những suy nghĩ lạc quan và bi quan.

– Phán đoán tính đúng, sai của sự việc.

– Hiểu tại sao sự việc trở nên xấu đi.

– Nghĩ đến những kết quả tốt và tránh các viễn cảnh xấu.

– Đặt ra mục tiêu và kế hoạch hành động để đạt những kết quả tốt đó.

– Tập nhìn nhận các “chiến lược”, đánh giá kết quả và lý giải nguyên nhân.

– Ra quyết định và lựa chọn.

>>> Xem thêm: 4 kỹ năng cần thiết trước khi bé đi nhà trẻ

Phát triển kỹ năng đương đầu cho trẻ

Kỹ năng đương đầu tốt giúp trẻ đối mặt với các vấn đề, sự thất vọng, nỗi sợ và các thách thức trong cuộc sống. Khi lớn lên, chắc chắn trẻ sẽ không thể lăn ra gào khóc và ăn vạ như lúc còn bé được.

Trẻ mẫu giáo: Những kỹ năng cơ bản cần có (p.2)

Trẻ mẫu giáo thường bộc lộ cảm xúc của mình qua những bức tranh.

Trẻ mẫu giáo thường đối phó với các tình huống gây sợ hãi bằng cách chơi trò nhập vai. Hóa thân thành cái gì đó mạnh mẽ có thể đánh bại những thứ đang đe dọa bé, làm bé cảm thấy sợ có thể giúp bé thoải mái. Nhưng khi lớn hơn, việc được nghe giải thích chuyện gì đang diễn ra trong tình huống gây sợ hãi đó sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.

Bạn có thể thử áp dụng một số cách sau đây để huấn luyện kỹ năng đương đầu tốt cho trẻ:

– Dạy trẻ nhận biết và hiểu rõ những cảm xúc cũng như khả năng của mình.

– Giúp trẻ nhận ra những cảm giác khó chịu, buồn bã ngay khi chúng vừa xuất hiện.

– Khuyến khích trẻ nhỏ bày tỏ cảm xúc bằng cách vẽ tranh, chơi với búp bê, nặn hình hoặc những trò sáng tạo linh tinh khác.

– Kể những câu chuyện ngắn, qua đó động viên trẻ nói lên những vấn đề trẻ đang gặp phải.

– Thay vì những trò mang tính cạnh tranh thắng thua, bạn nên cho trẻ chơi những trò mang tính hợp tác.

– Nói cho trẻ hiểu rằng mặc dù mọi người thích chiến thắng nhưng làm hết sức mình mới là điều quan trọng nhất.

– Dạy trẻ hiểu việc chọc ghẹo hay chửi rủa người khác khiến họ bị tổn thương và trẻ không nên làm như vậy.

Tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ

Kỹ năng giải quyết vấn đề rất quan trọng, giúp trẻ đưa ra quyết định và phân loại các mâu thuẫn. Thông qua mâu thuẫn, trẻ biết được rằng mỗi người luôn có những suy nghĩ và cảm xúc khác nhau. Trẻ sẽ học cách phân biệt đúng sai và điều chỉnh hành vi để tương tác tốt hơn với mọi người.

>>> Xem thêm: Từ 15-18 tháng tuổi: Tập cho trẻ biết tự giải quyết vấn đề

Một số cách giúp trẻ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề:

– Khuyến khích trẻ thử đưa ra giải pháp cho vấn đề trẻ đang tranh cãi với những bạn khác.

– Tránh la rầy nếu bọn trẻ đánh nhau. Bạn nên can ngăn, đợi tất cả bình tĩnh lại rồi khuyến khích lũ trẻ tự nghĩ ra những cách giải quyết vấn đề và tìm ra giải pháp chung có thể khiến tất cả hài lòng. Bạn có thể theo dõi vấn đề được giải quyết ra sao, thông báo kết quả thành công và khen ngợi bọn trẻ đã cùng tham gia cho ý kiến.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *