Trẻ mẫu giáo: Những kỹ năng cơ bản cần có (p.3)

shape

31 Oct

Martin NguyenOct 31, 2019

Trẻ mẫu giáo: Những kỹ năng cơ bản cần có (p.3)

Để phát triển những mối quan hệ này, trẻ phải học nhiều kỹ năng xã hội như:

– Kỹ năng giao tiếp: Cách nói chuyện trong từng tình huống, nụ cười và biểu cảm gương mặt, cách giao tiếp bằng mắt và khả năng lắng nghe.

– Kỹ năng gia nhập nhóm

– Với đội nhóm: Biết chia sẻ, phân công, hợp tác, chấp hành kỷ luật, xử lý mâu thuẫn và giúp đỡ lẫn nhau.

– Với bạn bè: Hỗ trợ, chân thành, trìu mến, giúp đỡ và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu cũng như ra quyết định chung với nhóm.

>>> Xem thêm: Phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp trong năm đầu đời

Trẻ học kỹ năng xã hội như thế nào?

Cha mẹ thường là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển kỹ năng xã hội của trẻ. Tuy nhiên trẻ cũng học hỏi được từ nhiều nguồn khác bao gồm các thành viên trong gia đình, bạn bè, người trông trẻ và trường mẫu giáo.

Hầu như không có công thức chung để dạy kỹ năng xã hội cho tất cả mọi trẻ, bạn phải tự nhận biết những khác biệt của con mình để có cách thử và chọn phương pháp phù hợp nhất cho trẻ.

Trẻ mẫu giáo: Những kỹ năng cơ bản cần có (p.3)

Trong nhiều trường hợp, nụ cười chính là chìa khóa dẫn đến thành công.

Trẻ em ở những độ tuổi, hoàn cảnh và tính cách khác nhau sẽ gặp những trở ngại khác nhau khi học các kỹ năng xã hội. Ở tuổi mẫu giáo, trẻ thường gặp khó khăn khi kiểm soát cơn bốc đồng. Chúng khó mà kiên nhẫn để chờ đến lượt, thương lượng trong những tình huống rắc rối hoặc giải quyết mâu thuẫn. Những trẻ lớn hơn có thể bị mắc cỡ và cảm thấy có vẻ mình không phù hợp với nhóm.

Như mọi kỹ năng khác, để phát triển kỹ năng xã hội, trẻ cần thực hành nhiều, nhất là trong những tình huống phức tạp. Đôi khi trẻ không gặp bất cứ trở ngại nào và chẳng phải cố gắng nhiều khi học các kỹ năng. Song việc thực hành sẽ giúp trẻ thành thạo hơn, dễ kết bạn, duy trì tình bạn và những mối quan hệ hài hòa khác.

>>> Xem thêm: Khả năng ngôn ngữ cũa trẻ mẫu giáo

Những ý tưởng giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội:

– Cho trẻ thấy như thế nào là người có kỹ năng xã hội tốt. Trẻ sẽ học dần bằng cách quan sát và làm thử. Chúng có thể bắt chước y hệt cách bạn cư xử với mọi người xung quanh đấy!

– Khuyến khích trẻ bằng câu nói “Con đã rất cố gắng ” thay vì phạt trẻ mỗi khi chúng gây lỗi.

– Giúp trẻ nhận biết cảm xúc của người khác. Bạn cần kiên nhẫn và giải thích dần cho trẻ hiểu để quan tâm đến mọi người, ví dụ như khi chơi chung không giành hết phần về mình, biết phân chia và luân phiên…

– Luôn nhắc nhở trẻ thực hiện các kỹ năng xã hội như biết chờ đến lượt, luân phiên và quan tâm đến cảm xúc của người khác.

– Khi trẻ lớn lên, những mối quan hệ bạn bè của chúng sẽ trở nên quan trọng và phức tạp hơn, bạn cần nắm rõ để hỗ trợ trẻ kịp thời.

– Hướng dẫn trẻ chơi trò tưởng tượng nhập vai, nếu cần hóa trang cũng được như gọi điện thoại, mở cửa hàng, diễn kịch, ca hát, xây nhà với các hình khối và đất nặn, làm việc vặt hay chơi đùa với những trẻ khác.

Khi trẻ bắt đầu đi học, các kỹ năng xã hội có thể được phát triển thêm với những trò chơi dạng thắng – thua, tham gia dã ngoại cùng gia đình, những hoạt động đội nhóm và thể thao.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *