Trẻ sơ sinh hay bị trớ: Thử ngay những cách sau!

shape

29 Feb

Julia PhạmFeb 29, 2020

Trẻ sơ sinh hay bị trớ: Thử ngay những cách sau!

Dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh trong những năm đầu đời vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện nên hoạt động không mấy hiệu quả, thường xuyên xảy ra hiện tượng nôn trớ, nhất là với bé sơ sinh vẫn đang bú sữa. Ngoài ra, trẻ sơ sinh hay bị trớ cũng có thể do bú quá no, đầy hơi, hoặc do bé vặn mình sau mỗi cữ bú… Một vài trường hợp hiếm, nôn trớ kèm các dấu hiệu bất thường cũng có thể là dấu hiệu báo động sức khỏe.

Dưới đây là những nguyên nhân trẻ sơ sinh hay bị trớ cũng như cách xử lý trong từng trường hợp cụ thể. Mẹ tham khảo thử nhé!

Trẻ sơ sinh hay bị trớ: Thử ngay những cách sau!

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị trớ như bú quá no, bú không đúng cách, bị đầy hơi

1/ Trẻ bị trớ do bú quá no

Dung tích dạ dày của trẻ mới sinh rất nhỏ, hơn nữa, vị trí dạ dày nằm ngang nên dễ bị nôn trớ sau mỗi lần bú. Ngay sau khi bú khoảng vài phút trẻ sẽ bị nôn, trớ hay thậm chí là sặc sữa lên mũi và hít vào phổi, điều này rất nguy hiểm đối với bé. Để khắc phục tình trạng này mẹ nên chia nhỏ thời gian cho bé bú nhằm giúp hệ tiêu hóa hoạt động tôt hơn, thuận lợi hơn.

Nếu nuôi con bằng sữa mẹ, bạn nên cho bé bú ít trong mỗi lần bú, nhưng tăng nhiều cữ. Hoặc mẹ cũng có thể giới hạn thời gian cho từng cữ bú. Nếu cho bé bú bình, mẹ nên giảm bớt lượng sữa so với thông thường. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý, tránh cho bé bú khi bé đang nằm. Cho con bú ở tư thế ngồi.

Trẻ sơ sinh hay bị trớ: Thử ngay những cách sau!

Cho con bú bao lâu là chuẩn?
Mỗi khi cho con bú, mẹ không biết khoảng bao lâu có thể dừng lại, hoặc dừng lại nhưng băn khoăn liệu bé đã no chưa. Trẻ sơ sinh trong những tháng đầu dường như chỉ ăn và ngủ, vì vậy nếu không nắm rõ điều cơ bản này, cẩn thận bé có thể bị thiếu chất.

2/ No hơi làm trẻ sơ sinh hay bị trớ

Tình trạng no hơi rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ có thể “vô tình” nuốt phải không khí trong quá trình khóc, bú, đặc biệt là trẻ bú bình làm cho thể tích dạ dày vốn đã nhỏ lại càng đầy hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm bé sơ sinh dễ bị trớ.

Cho trẻ bú mẹ và bú đúng cách là cách tốt nhất để xử lý hiện tượng này. Mẹ nên để mặt bé hướng vào bầu vú, cho miệng ngậm toàn bộ phần núm vú và phần mũi hơi hướng lên để thở, hai tay mẹ ôm sát bé vào người và đỡ phần mông. Đối với trẻ bú bình mẹ nên giữ bình sữa nghiêng một góc 45 độ, đảm bảo núm vú cao su luôn đầy sữa để tránh cho trẻ bú hơi làm căng dạ dày.

Sau khi bú xong mẹ hãy từ từ nâng đầu bé lên, bế áp sát vào ngực mẹ, một tay đỡ dưới phần mông một tay vỗ nhẹ vào phần lưng để giúp bé ợ hơi. Sau đó cho bé nằm ngửa với phần đầu gối hơi cao, mặt nghiêng về một bên để phòng khi bé bị trớ không sặc vào mũi.

3/ Vặn mình, uốn người khiến trẻ sơ sinh hay bị trớ

Đối với các trẻ sơ sinh hay vặn mình, rướn người, gồng mình quá mức cũng làm trẻ dễ nôn trớ, đặc biệt là sau mỗi lần bú. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể bé đang bị thiếu hụt can-xi. Ở mức nhẹ, trẻ thiếu can-xi thường giật mình khi ngủ, khóc thét, co cứng toàn thân… Ngủ không ngon giấc, quấy khóc, tóc rụng thành hình vành khăn, thóp chậm liền… là những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị thiếu can-xi nghiêm trọng.

Sữa mẹ là nguồn can-xi chủ yếu cho trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời. Mẹ nên trao đổi thêm với bác sĩ về thực đơn ăn uống hàng ngày, bảo đảm bổ sung đủ lượng can-xi cần thiết. Nếu cần, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để cho bé uống bổ sung can-xi. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc bổ sung, thừa can-xi cũng có thể gây các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Mách nhỏ cho mẹ: Cho bé vận động ngoài trời, tắm nắng cũng là cách tăng cường vitamin D và can-xi.

Trẻ sơ sinh hay bị trớ: Thử ngay những cách sau!

Cách tắm nắng cho bé chính xác 100%
Tác dụng lớn nhất của việc cho bé tắm nắng là bổ sung vitamin D giúp cho xương và răng của bé chắc khỏe. Tuy nhiên, mẹ cần kiểm tra lại các bước dưới đây để chắc chắn rằng mình đang tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách nhé.

4/ Trẻ sơ sinh bị trớ do bệnh lý

Ngoài các nguyên nhân trên thì nôn trớ còn là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm khác như: Co thắt môn vị, tắt thực quẩn bẩm sinh, tắt ruột bẩm sinh, nhiễm khuẩn nặng… Mẹ nên đặc biệt lưu ý nếu nôn trớ đi kèm theo các dấu hiệu như sốt, ho, đau bụng, co giật thì cần đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để kịp thời điều trị.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *