Trẻ sơ sinh lười bú: Nỗi lo của mẹ
Đối với những ai nuôi con bằng sữa mẹ, tình trạng trẻ sơ sinh lười bú, bú ít hoặc không chịu bú là cả một vấn đề nghiêm trọng. Bởi nếu tình trạng này kéo dài sẽ để lại nhiều hậu quả như cơ thể bé trở nên ốm yếu, kém phát triển do thiếu chất dinh dưỡng. Đồng thời, mẹ sẽ gặp tình trạng tắc tia sữa, trẻ bú ngày một ít khiến lượng sữa cũng giảm theo và cuối cùng, mẹ không còn sữa cho con.
Nhằm khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh lười bú, điều quan trọng nhất là mẹ phải biết được nguyên nhân đến từ đâu để có hướng giải quyết nhanh chóng.
Trẻ sơ sinh lười bú lâu ngày dễn đến tình trạng chậm tăng cân, kém phát triển, suy dinh dưỡng… Tùy theo nguyên nhân, mẹ sẽ đưa ra hướng xử lý thích hợp
1/ Trẻ bị bệnh
Do hệ miễn dịch còn non yếu, con rất dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Nếu bé bị ho, nghẹt mũi thì việc bú mẹ sẽ trở nên khó khăn hơn vì bé không thể thở bằng mũi mà phải dùng miệng. Bé chỉ bú được những hơi ngắn rồi lại nghỉ, đôi khi việc này khiến bé khó chịu và không thèm bú mẹ nữa. Lúc này, mẹ hãy giúp bé thông mũi bằng cách nhỏ nước muối sinh lý hoặc massage mũi. Nếu tình trạng không có chiều hướng thuyên giảm, hãy đưa bé đi gặp bác sỹ.
5 cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh có thể trở thành một cuộc chiến cam go cho mẹ. Nửa muốn thật nhẹ nhàng cho con, nửa lại sợ làm như thế không đủ sạch, mẹ sẽ phải làm gì để cửa ngõ của hệ hô hấp lúc nào cũng sạch sẽ?
Khi khoang miệng bị vi khuẩn tấn công gây nên tình trạng tưa lưỡi, đẹn miệng sẽ khiến trẻ sơ sinh lười bú hơn hẳn. Bé không cảm nhận được hương vị ngọt ngào từ sữa mẹ cũng như cảm giác ngon miệng vốn có. Trẻ sơ sinh cũng cần được vệ sinh miệng sạch sẽ, theo đó mẹ nên thường xuyên rơ lưỡi, vệ sinh nướu cho bé.
2/ Trẻ không được ở gần mẹ thường xuyên
Có trường hợp bất khả kháng khi vừa mới sinh bé phải xa mẹ một thời gian chẳng hạn như để điều trị bệnh. Bé đã quen với việc bú bình nên khi quay lại bú mẹ sẽ gặp không ít khó khăn khiến bé lười bú hơn. Cho dù có khó khăn mẹ cũng cần cố gắng cho bé bú bất kỳ khi nào trẻ cần, kiên trì một thời gian bé sẽ dần quen với việc bú mẹ.
3/ Dòng sữa mẹ về không đều
Sữa mẹ về không đều cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh lười bú. Sữa xuống nhanh và nhiều làm bé bị sặc vài lần khiến bé sợ và không thích bú mẹ nữa. Khi nhận thấy sữa về nhiều mẹ có thể dùng 2 ngòn tay kẹp sơ đầu vú để giảm lượng sữa.
Hoặc có trường hợp ngược lại là sữa mẹ ít, bé bú không đủ, phải ngừng vài phút rồi bú tiếp cũng làm bé cáu gắt và chán nản. Mẹ hãy chuyển cho bé bú sang bên kia hay thử xoa bóp nhẹ nhàng để gọi sữa về xem nhé.
4/ Trẻ bị quấy rầy
Những tác động từ môi trường xung quanh cũng sẽ làm bé bị xao nhãng trong khi đang bú mẹ. Vì vậy, mẹ hãy cho trẻ bú ở nơi yên tĩnh hay cho bé giữ đồ chơi để bú ngoan hơn, lâu hơn.
5/ Trẻ ngủ nhiều đến quên bú
Hầu hết trẻ mới sinh đều dành phần lớn thời gian để ăn và ngủ, trẻ ngủ rất nhiều có khi lên đến 16 tiếng/ngày. Đôi lúc bé đang bú mẹ nhưng lại “ngủ quên” nên bú không được nhiều. Lúc này mẹ hãy nhẹ nhàng đánh thức bé dậy để tiếp tục bú sữa, lưu ý không nên để bé ngủ quá lâu sau mỗi cữ bú.
Bên cạnh đó, mẹ hãy thường xuyên đặt con trên ngực, ôm con vào lòng kể cả khi không cho con bú. Việc làm này có ý nghĩa rất thiết thực giúp tăng cường mối liên kết tình cảm giữa mẹ con, kích thích bé thèm bú mẹ hơn. Thực hiện da tiếp da ngay trong khi cho con bú có thể giúp bé tỉnh táo và tập trung vào việc bú mẹ hơn.
6/ Đầu vú mẹ quá to
Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh lười bú là do đầu vú mẹ quá to, bé không thể ngậm một cách thoải mái. Bạn có thể sử dụng các dụng cụ điều chỉnh đầu ngực hoặc vắt sữa và cho bé uống bằng thìa, cốc hoặc bình bú.
Nhiều mẹ có đầu vú quá ngắn hoặc bị tụt vào trong cũng khiến bé gặp khó khăn khi bú. Trong những trường hợp này, mẹ nên tìm đến các chuyên gia để được hỗ trợ, giúp cho việc nuôi con bằng sữa mẹ đi vào quỹ đạo bình thường.
Cho con bú và những nỗi niềm khó nói
Thực tế, núm vú hay đầu ti của phụ nữ có đủ hình dạng và kích cỡ. Đó chính là lý do có bé bú mẹ dễ, có bé lại không. Phải làm sao để cho con bú dễ dàng hơn khi mẹ có đầu ti to, đầu ti bị thụt vào trong hay bầu ngực quá lớn? Mẹ có thể tham khảo bí quyết ở ngay đây!
7/ Do sữa mẹ có vị “lạ”
Nếu mẹ ăn nhiều thức ăn có mùi, gia vị cay, nóng hoặc một loại thực phẩm lạ, có thể những món này sẽ làm thay đổi mùi vị của sữa. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và các bé rất dễ nhận ra sự khác biệt của sữa mẹ. Vì vậy, để bảo đảm một dòng sữa thơm ngon cho con, mẹ nên kỹ lưỡng trong khâu ăn uống. Mẹ có thể thử bổ sung những loại nước uống như chè vằng, nước đinh lăng được xem là loại thức uống lợi sữa và giúp tạo ra dòng
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.