Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ?

shape

29 Feb

Cha Mẹ TốtFeb 29, 2020

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ?

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ? Để trả lời chính xác câu này, đầu tiên mẹ phải xác định độ tuổi của bé cưng. Trẻ sơ sinh 1-4 tuần tuổi sẽ cần ngủ từ 15-16 tiếng/ngày. Càng lớn, thời gian ngủ trẻ sơ sinh sẽ càng rút ngắn hơn. Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi sẽ cần ngủ khoảng 14-16 tiếng/ ngày mới đủ. Đến khi được 12 tháng tuổi, mỗi ngày bé chỉ cần ngủ 12 -13 tiếng ngày. Dưới đây là thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo độ tuổi, bao gồm cả thời gian ngủ ngày và ngủ đêm. Mẹ tham khảo thử nhé!

Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh

Độ tuổiSố giờ ngủ ban ngàySố giờ ngủ ban đêmTổng thời gian ngủ
1 tuần8 giờ8giờ 30 phút16 giờ 30 phút
1 tháng7 giờ8 giờ 30 phút15 giờ 30 phút
3 tháng5 giờ10 giờ15 giờ
6 tháng3 giờ 15 phút11 giờ14 giờ 15 phút
9 tháng3 giờ11 giờ14 giờ
12 tháng2 giờ 15 phút11 giờ 30 phút13 giờ 45 phút

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

Khác với người lớn chỉ ngủ ngày 8 tiếng, trẻ sơ sinh có thể dành phần lớn thời gian trong ngày của mình chỉ để ngủ. Điều này làm nhiều mẹ cảm thấy lo lắng, không biết con có đang ngủ quá nhiều.

Trái với nỗi lo của mẹ, theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh ngủ cần ngủ từ 13-16 tiếng/ngày để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của mình. Trong lúc bé ngủ, não sẽ tiết ra hormone tăng trưởng giúp trẻ phát triển chiều cao. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng, trẻ sơ sinh ngủ đủ giấc mỗi ngày sẽ phát triển não tốt hơn so với trẻ sơ sinh ngủ ít, hoặc thường xuyên ngủ không ngon giấc. Không chỉ vậy, ngủ nhiều, ngủ đủ cũng giúp trẻ sơ sinh tăng cường hệ miễn dịch, ít có nguy cơ phát triển bệnh.

Vì vậy, mẹ đừng nên thấy bé ngủ nhiều mà đánh thức, gián đoạn giấc ngủ của trẻ. Khi cảm thấy thoải mái, bé sẽ tự thức dậy. Và lúc này, có thể thoải mái cho con bú mẹ.

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ?

Không chỉ tăng cường hệ miễn dịch, bé ngủ đủ giấc, ngủ ngon còn có chiều cao vượt trội hơn

Bảo vệ an toàn cho giấc ngủ con yêu

– Cho bé ngủ nằm ngửa, kể cả khi bé sinh non.

– Dùng nôi hay giỏ mây trong phòng ngủ của mẹ hoặc nôi ngủ chung giường gắn vào bên cạnh giường ngủ cho đến khi bé được 6 tháng tuổi.

– Tránh để bé ngủ trên giường của bạn. Theo nghiên cứu của đại học Y Saint Louis cho thấy bé dưới 8 tháng tuổi ngủ trên giường người lớn thay vì nôi của bé có nguy cơ bị ngộp thở hoặc mắc kẹt giữa tường và nôi gấp 40 lần.

– Tránh dùng các bộ đồ giường (chăn, bao gối, nệm, khăn trải giường), gối lỏng lẻo hay rộng lùng thùng cũng như để các loại đồ chơi nhồi bông trong nôi của bé.

– Không bọc bé quá nhiều cũng như để nhiệt độ phòng quá nóng khi bé ngủ hay có khói thuốc trong nhà. Tất cả những điều này đều được các chuyên gia cảnh báo làm tăng nguy cơ đột tử trẻ sơ sinh.

– Đừng bao giờ để bé ngủ trên ghế sofa.

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ?

Giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)
Tránh để bé ngủ chung giường nệm với ba mẹ trong những tháng đầu vì gối nệm mềm cũng là một nguy cơ. Nếu bạn ngủ cùng bé, hãy cất những chăn lông, gối mềm và bảo đảm đệm cứng. Nên đặt bé nằm ngửa ngay cả khi ngủ cùng ba mẹ.

Những điều mẹ cần lưu ý

1. Tránh chứng trẻ bị méo đầu

Các điểm bằng phẳng trên đầu (còn gọi là đầu lép, đầu bẹt, đầu dẹt, đầu méo, hay dân gian ta vẫn thường gọi là đầu cá trê, đầu cá chốt) có thể phát triển khi bé được liên tục cho nằm cùng một vị trí. Để tránh điều này, mẹ nên:

Thay đổi vị trí ngủ cho bé. Hầu hết các bé thích quay mặt về hướng có hoạt động trong phòng, vì thế thỉnh thoảng mẹ hãy thay đổi hướng mà mẹ đặt bé nằm trong nôi (sao cho đầu bé nằm ở chỗ bé thường để chân). Bằng cách này bé sẽ ngủ với nhiều góc cạnh khác nhau của đầu.

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ?

Cách chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh
Nếu thường xuyên nằm nghiêng đầu về một phía, đầu trẻ em bị méo một bên đầu là điều có thể xảy ra. Mẹ có thể làm gì trong trường hợp này để giúp con?

Dành nhiều thời gian cho bé nằm bụng (nằm sấp). Mẹ có thể để bé nằm bụng khi bé tỉnh giấc và khuyến khích bé nhìn lên trên. Có thể ban đầu bé sẽ không thích, nhưng khởi đầu bằng vài phút nằm bụng mỗi ngày cũng không tệ đâu các mẹ nhé. Như thế các cơ thân trên của bé sẽ được tăng cường để bé có thể xoay đầu xung quanh khi nằm xuống.

Hạn chế thời gian cho bé nằm trong nôi di động. Tránh để bé nằm lâu trên bất kỳ mặt phẳng nào có thể gây chứng đầu lép, kể cả nôi di động, xích đu, giỏ đựng hay xe đẩy. Thay đổi vị trí cho bé trong suốt cả ngày và dành nhiều thời gian nằm bụng khi bé tỉnh giấc.

Nếu phát hiện bất kỳ điểm phẳng nào ở đầu bé, bác sĩ nhi khoa có thể yêu cầu sự điều chỉnh hoặc tập luyện để tăng cường cho các cơ cổ của bé. Với những thay đổi như thế, hầu hết các điểm bằng phẳng có thể cải thiện trong vòng 2 đến 3 tháng. Nếu không được cải thiện, các chuyên gia có thể xác định phương pháp điều chỉnh lại đầu cho bé chẳng hạn như dùng mũ “nắn đầu”, nếu thấy cần thiết.

2. Trẻ sơ sinh ban ngày ngủ ít

Để giúp bé ngủ vào ban ngày, bạn có thể áp dụng cùng chiến thuật như đã dùng vào ban đêm: sử dụng các “vũ khí” như đọc sách cho bé nghe hoặc dùng một con thú nhồi bông mà bé rất thích, luôn đặt bé vào nơi bé thường hay ngủ và cố gắng áp dụng theo thời gian ngủ quen thuộc của bé.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *