Trẻ từ 18 - 24 tháng tuổi: Phát triển ngôn ngữ và hành vi của trẻ

shape

31 Oct

Martin NguyenOct 31, 2019

Trẻ từ 18 - 24 tháng tuổi: Phát triển ngôn ngữ và hành vi của trẻ

Tạo vốn từ cho bé bằng cách lặp đi lặp lại. Khi bé lặp đi lặp lại một âm thanh nào đó để chỉ một món đồ, đó được coi là một “từ” mà bé có thể nói được. Ví dụ như bé luôn nói “su” mỗi khi đòi uống sữa thì tức là bé đã hiểu từ “su” này tượng trưng cho thứ nước màu trắng ngon lành đó. Do đó, hãy luôn sửa các phát âm của bé. Bạn có thể dạy cho bé cách phát âm bằng cách nói ra những điều mà bạn biết là bé đang ám chỉ: Con muốn uống sữa phải không?

Hãy để ý cách bé sử dụng hành động để giao tiếp. Việc bé giao tiếp bằng cử chỉ hay nét mặt cũng rất quan trọng. Ví dụ như khi bé nắm tay và dẫn bạn đến bên một món đồ chơi, hành động này có nghĩa là bé muốn nói: Con muốn chơi món đồ chơi này. Nếu con bạn biết truyền đạt ý muốn qua những hành động như thế này thì kỹ năng ngôn ngữ nói của bé rất có thể theo đó mà phát triển. Bạn có thể giúp bé bằng cách lặp lại “thông điệp” mà bé “gửi” đến bạn: Con muốn mẹ chơi cùng con sao? Mẹ đến đây!

Trò chuyện với con. Bố mẹ nói chuyện với con càng nhiều thì trẻ sẽ học được càng nhiều từ. Trẻ học được ngôn ngữ là từ bạn – người thầy đầu tiên và tốt nhất của trẻ.

Trẻ được học 2 ngôn ngữ cùng một lúc cũng có lợi. Đây là một cách tuyệt vời giúp xây dựng một mối quan hệ gần gũi giữa bé và cộng đồng hay văn hoá. Khi kỹ năng ngôn ngữ của trẻ phát triển, bố mẹ có thể kết hợp dạy tiếng mẹ đẻ và một ngoại ngữ khác như tiếng Anh chẳng hạn.

Bạn có biết
Cứ mỗi 3 tới 9 phút, các bậc bố mẹ lại phải đối phó với hành vi thách thức của trẻ.

Điều này có ý nghĩa đối với bạn?
Thử nghiệm là một phần trong giai đoạn phát triển của bé. Bé thường thử nghiệm bố mẹ bằng những hành động khác nhau để xem phản ứng của bố mẹ ra sao. Phản ứng của bạn ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy dỗ bé cũng như cách cư xử của bé.

Trẻ từ 18 - 24 tháng tuổi: Phát triển ngôn ngữ và hành vi của trẻ

Dạy cho bé những từ đơn giản và quen dần với các hoạt động ngay từ nhỏ

Đưa ra các quy tắc rõ ràng. Bé cần được nhắc nhở thường xuyên về những quy tắc nên hoặc không nên vì lúc này trí nhớ của bé vẫn đang trong giai đoạn phát triển.

Thật cụ thể. Ví dụ như bố mẹ nên nói với bé là “Hãy đặt các khối lắp ráp vào thùng” thay vì nói “Hãy dọn dẹp đồ chơi của con đi”.

Nhất quán. Ví dụ, cứ mỗi khi bé ném một món đồ chơi ra xa, bố mẹ có thể phạt bé bằng cách lấy lại và không cho bé chơi món đồ chơi đó nữa. Sau đó, hãy đưa lại cho bé để xem bé còn ném đồ chơi đi nữa không.

Kiên nhẫn và bình tĩnh. Tất cả đứa trẻ đều cần có thời gian “thử” các quy tắc. Vì thế càng kiên nhẫn và bình tĩnh trong cách phản ứng, thì sẽ càng hiệu quả hơn trong việc dạy cho bé cách tự chủ bản thân mình.

MarryBABY

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *