Trị" dứt điểm tật ngậm thức ăn của con

shape

01 Jan

Martin NguyenJan 01, 2020

Trị" dứt điểm tật ngậm thức ăn của con

"Trị" dứt điểm tật ngậm thức ăn của con

Ăn hay ngậm là một thói quen xấu của rất nhiều trẻ

1/ Ăn đúng tuổi

Mỗi độ tuổi khác nhau, bé sẽ phù hợp với một dạng thức ăn khác nhau. Những bé mới tập ăn dặm sẽ hợp với cháo hoặc thức ăn xay nhuyễn, nhưng với bé 2-3 tuổi, bé sẽ thích ăn thực phẩm rắn, đặc hơn. Vì vậy, nếu vẫn cho bé ăn bột xay nhuyễn, hoặc các loại cháo hầm, rau hầm kỹ, mẹ đã vô tình khiến con lười nhai nuốt, và từ từ dẫn đến thói quen ngậm thức ăn.

2/ “Hóa trang” cho thực phẩm

Cách trình bày món ăn thiếu hấp dẫn, nhàm chán cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dây dưa hàng tiếng đồng hồ mà không xử lý xong bữa ăn của mình. Giống như người lớn, trẻ em cũng dễ bị hấp dẫn bởi những món ăn nhiều màu sắc, và được trang trí đẹp đẽ. Muốn con ăn nhiều hơn, mẹ nên “thêm sắc” vào những món ăn của con, sắp xếp món ăn thành những hình thù đáng yêu để thu hút sự chú ý của bé, và khiến bé cảm thấy muốn ăn nhiều hơn.

"Trị" dứt điểm tật ngậm thức ăn của con

Món ngon cho bé: 5 biến tấu với rau củ
Rau củ là người bạn tuyệt vời cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên, để thuyết phục được các thiên thần nhỏ ăn nhiều rau, mẹ có lẽ cần phải vận dụng nhiều tuyệt chiêu để biến chúng thành các món ngon cho bé. Thử tham khảo những gợi ý dưới đây nhé.

3/ Thay đổi món thường xuyên

Thử nghĩ xem, nếu ngày nào cũng ăn một món, ngay cả bạn cũng ngán chứ đừng nói lf con. Chính vì vậy, mẹ nên đa dạng hóa thực đơn của con, xen kẽ thịt cá và thay đổi nhiều loại rau khác nhau để bé không chán.

4/ Nói “Không” với Tivi và các thiết bị điện tử khi ăn

Vừa ăn vừa xem phim, quãng cáo sẽ khiến trẻ mất tập trung, xao nhãng, thậm chí là quên… ăn. Ngoài ra, theo các chuyên gia dinh dưỡng, vừa ăn vừa xem tivi, hoặc vừa ăn vừa chơi sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, đồng thời cũng khiến trẻ hình thành một thói quen xấu khi ăn.

5/ Rút gắn thời gian ăn

30 phút là thời gian tối đa để trẻ hoàn thành bữa ăn của mình. Mẹ nên cho bé dừng lại, không ép bé ăn thêm nếu bé đã ăn quá lâu. Nếu cần, mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn của trẻ ra thành nhiều phần và cho bé ăn thêm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nhờ vậy, bé sẽ vẫn có đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của mình, nhưng vẫn không chịu sức ép khi phải tiêu thụ một lượng lớn thức ăn.

6/ Tự túc là hạnh phúc

Dạy cho bé tự xúc ăn không chỉ giúp con hình thành khả năng tự lập ngay khi bé còn nhỏ mà còn giúp bé ăn ngon miệng hơn. Bởi trong giai đoạn này, được trự mình làm mọi việc luôn là mong mỏi của hầu hết các bé. Ngoài ra, việc tự xúc ăn cũng giúp bé tự chủ, và dễ dàng nhai nuốt hơn.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Trẻ ăn hay ngậm
  • Làm sao để trị chứng ăn hay ngậm của trẻ?

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *