Trò chơi cho bé: Muỗng bay và Gương thần

shape

31 Dec

Khanh ElisaDec 31, 2019

Trò chơi cho bé: Muỗng bay và Gương thần

1/ Trò chơi cho bé: Chiếc muỗng biết bay

Thực tế, ngay cả khi chưa bắt đầu ăn dặm, bé cưng cũng đã quan sát cách mẹ sử dụng các dụng cụ trên bàn ăn và rất hào hứng bắt chước hành động của mẹ. Và trò chơi Chiếc muỗng biết bay sau đây sẽ là cách đơn giản nhất để bé tập làm quen với việc sử dụng muỗng từ sớm.

Trò chơi cho bé: Muỗng bay và Gương thần

Ngay cả khi bé chưa chuyển sang giai đoạn ăn dặm, làm quen với việc sử dụng muỗng cũng rất cần thiết

Độ tuổi thích hợp: Trẻ từ 5 –10 tháng tuổi

Chuẩn bị: muỗng ăn dành cho trẻ em

Cách chơi với bé:

Trong trò chơi này, chiếc muỗng sẽ đóng vai trò là một chiếc máy bay, và miệng của bé cưng sẽ là sân bay. Nhiệm vụ của mẹ là giúp “máy bay” hạ cánh và cất cánh một cách chuyên nghiệp và vui nhộn nhất. Một trong những “cách bay” rất được các bé yêu thích là khi mẹ giữ muỗng dưới gầm bàn, ghế rồi bất ngờ bay ra, đưa thẳng lên theo chiều dọc rồi nhẹ nhàng “đáp” ở miệng bé. Cố gắng không để thức ăn rơi vãi ra ngoài, mẹ nhé!

Ngoài ra, mẹ cũng có thể di chuyển muỗng theo chiều ngang với tầm mắt của bé hoặc chuyển động lên xuống kết hợp, như một màn trình diễn của cá heo. Trong quá trình di chuyển muỗng, mẹ có thể tự tạo thêm âm thanh bằng miệng, có tiết tấu rõ ràng để tăng thêm “kịch tính” cho màn trình diễn.

2/ Trò chơi cho bé: Soi gương

Theo một nghiên cứu cho thấy, các bé từ 5 -9 tháng tuổi có khả năng ghi nhớ và nhận diện khuôn mặt tốt hơn so với người lớn. Như một bản năng, trẻ em từ khi sinh ra đã rất thích thú khi được nhìn ngắm các khuôn mặt. So với các hình dạng khác, các bé thường có khuynh hướng tập trung chuẩn hóa hình ảnh có khuôn mặt người tốt hơn hẳn. Đó cũng là một trong những lý do tại sao đồ chơi của trẻ em thường có hình con người bên trên.

Dựa theo nguyên tắc này, mẹ có thể thử áp dụng trò chơi Soi gương để “mua vui” và giúp bé phát triển khả năng của mình tốt hơn.

Trò chơi cho bé: Muỗng bay và Gương thần

Theo nhiều nghiên cứu, thường xuyên cho bé soi gương cũng là cách phát triển não của bé

Chuẩn bị: 1 cái gương nhỏ hoặc loại gương cầm tay

Cách chơi với bé:

  • Đặt bé yên vị trên ghế hoặc cho bé nằm ngửa trên sàn. Mẹ nên đặt biệt lưu ý đến tầm mắt của bé. Nếu bé nằm trên sàn, mẹ cần cúi người hoặc nằm xuống bên cạnh để có thể tương tác trực diện với bé.
  • Khởi động bằng cách thay đổi từ từ các biểu hiện trên khuôn mặt. Chẳng hạn, mẹ có thể chuyển từ mặt cười sang mặt buồn bã, ủ rũ hoặc bĩu môi… Mỗi khi thay đổi sắc thái khuôn mặt, mẹ có thể dừng lại một chút để quan sát xem phản ứng của bé. Thậm chí, khi lớn hơn 1 chút, bé cưng có thể sẽ bắt chước làm theo những hành động của mẹ.
  • Dùng gương cầm tay để cho bé xem biểu hiện khuôn mặt của mình. Song song với hành động này, mẹ cũng có thể trò chuyện đôi chút với bé “Có phải con đang rất ngạc nhiên không? Nhìn mặt con nè, có phải con đang rất vui không?” Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể làm 1 kiểu mặt nào đó và nghiêng gương về phía bé để bé có thể thấy được hình ảnh thực tế và hình ảnh trong gương sẽ như thế nào.

Trò chơi cho bé: Muỗng bay và Gương thần

Bé cưng có đang phát triển khỏe mạnh?
Không cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra tổng quát hay sử dụng những máy móc tân tiến để xét nghiệm, mẹ vẫn có thể dễ dàng nhận biết tình trạng sức khỏe của bé chỉ dựa trên biểu hiện thường ngày. Cùng "bắt mạch" cho bé cưng nhé!

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *