Trò chuyện cùng con từ trong bụng mẹ

shape

30 Sep

Cha Mẹ TốtSep 30, 2019

Trò chuyện cùng con từ trong bụng mẹ

Mặc dù nghe có vẻ hơi xa vời, nhưng theo các nhà khoa học thì bào thai có phản ứng cực độ với âm thanh từ thế giới bên ngoài.

Nghiên cứu cho thấy, trẻ sơ sinh có mẹ khi mang thai thường xuyên theo dõi một vở kịch nổi tiếng đã ngừng khóc khi bài hát chủ đề của vở kịch cất lên. Trẻ sơ sinh có mẹ đã không xem buổi biểu diễn không có phản ứng khi nghe âm nhạc.

Giao tiếp thường xuyên với thai nhi
Ngoài lý do là sự thú vị khi bạn cố tìm cách giao tiếp với thai nhi, hành động này còn có thể giúp bạn thiết lập mối gắn kết với bé ngay cả trước khi bé chào đời. Ngược lại, nó cũng đồng thời giúp bé thiết lập một liên kết với bạn. Điều này có thể đặc biệt quan trọng với các ông bố. Tuy không thừa nhận, nhưng rất nhiều người cha có phản ứng tiêu cực là ghen tị với các mối quan hệ gần gũi giữa bé chưa ra đời với các bà mẹ. Tuy nhiên, phản ứng ghen tị thật sự là một sự hiểu lầm. Theo các nhà khoa học, từ khoảng 30 tuần tuổi, bé đã có thể phân biệt tiếng của người mẹ (mà bé nghe mỗi ngày trong suốt chín tháng mang thai) với những người khác. Do vậy, nếu người cha dành nhiều thời gian để “trò chuyện” với bé trước khi bé chào đời, bé cũng sẽ nhận ra và phản ứng nhiều hơn với giọng nói của người cha.

Một số nhà nghiên cứu tin rằng giao tiếp trước khi sinh (không chỉ gói gọn trong nghĩa của từ) gây kích thích cho não trẻ sơ sinh, kích thích sự phát triển tế bào thần kinh, giúp bé xử lý thông tin hiệu quả hơn. Nói cách khác, các nhà khoa học tin rằng nó có thể làm cho trẻ thông minh hơn. Điều này cũng gây rất nhiều tranh cãi (không phải tất cả mọi người đồng ý) rằng các bé được kích thích trước khi sinh có xu hướng khóc ít hơn khi sinh, có khoảng cách tập trung chú ý lâu hơn, ngủ tốt hơn, ít gặp vấn đề suy giảm khả năng học, sáng tạo hơn và yêu âm nhạc hơn.

Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã chia 60 người mẹ thành hai nhóm và nhịp tim thai được đo trước, trong và sau khi một đoạn ghi âm bài thơ dài 2 phút được phát qua một chiếc loa đặt ở trên bụng các bà mẹ. Kết quả cho thấy, 21/30 bào thai nghe được giọng mẹ thì tăng 5 nhịp/phút, trong khi nghe tiếng ghi âm người lạ thì giảm 4 nhịp/phút.

Trò chuyện cùng con từ trong bụng mẹ

Âm nhạc giúp bé kết nối với mẹ rất tốt

Cách giao tiếp với bé
Như vậy, bạn có thể thấy các nhà khoa học vẫn có rất nhiều bất đồng về việc có hay không có hiệu quả từ ảnh hưởng của việc kích thích bé trước khi sinh (mặc dù không ai nói nó có thể gây hại gì). Vì vậy, nếu quyết định sẽ “thử một phen” thì đây là vài điều bạn sẽ cần xem xét:

Đừng đặt nặng vấn đề. Thay vào đó, bạn nên nhắc nhở chồng bạn việc anh ấy muốn giao tiếp nhiều với bé là tốt, nhưng thỉnh thoảng bạn cũng cần một chút yên tĩnh. Mặt khác, một số nhà nghiên cứu cũng phát hiện phụ nữ có bé được kích thích trước khi sinh có thời gian đau đẻ ngắn hơn và tỷ lệ phải mổ sinh cũng thấp hơn.

Nói lớn. Hãy nói to đủ để ai đó đi ngang phòng có thể nghe tiếng bạn. Thường xuyên làm thế.

Tự lập thời gian biểu cho bản thân để bé biết chuyện gì sắp xảy ra. Hãy bắt đầu bằng cách vỗ nhẹ vào bụng trước khi bạn thực hiện theo thời gian biểu. Và đừng làm quá tay. Hai lần cách nửa tiếng mỗi ngày là nhiều. Bạn nên biết, bào thai cũng cần thời gian nghỉ như người bình thường vậy.

Kết hợp tốt. Chơi cùng một bản nhạc hoặc đọc cùng một đoạn thơ haiku mỗi ngày là rất tốt nhưng cũng cần thêm một chút biến tấu. Bào thai thường “đào thải” những thứ mà bản thân bé không thích hoặc cảm thấy chán.

Cuối cùng, không thể không nhắc bạn tránh kỳ vọng quá cao. Không có gì bảo đảm rằng bất cứ điều gì bạn làm sẽ ảnh hưởng đến bé trong bất kỳ cách nào. Nhưng ít nhất, bạn cũng có được niềm vui khi thực hiện. Đó mới là điều quan trọng.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *