Truy tìm thủ phạm khiến bé bị đầy hơi

shape

31 Dec

Julia PhạmDec 31, 2019

Truy tìm thủ phạm khiến bé bị đầy hơi

Truy tìm thủ phạm khiến bé bị đầy hơi

Giống như người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng cảm thấy khó chịu mỗi khi bị đầy hơi

1/ Chế độ dinh dưỡng của mẹ

Một chế độ ăn quá nhiều rau cải và các loại đậu có thể là nguyên nhân khiến bé bị đầy hơi. Ngoài ra, các chuyên gia khác cũng cảnh báo nồng độ axit quá mức trong chế độ ăn uống của bà mẹ. Trái cây, nước trái cây như dâu tây và cà chua rất giàu axit và có thể kích thích bé. Tương tư, những chế phẩm từ sữa trong chế độ ăn uống của mẹ cũng có thể dẫn đến đầy hơi, và nguyên nhân thường do không dung nạp protein sữa có trong sữa, phô mai, bơ, sữa chua, kem…

2/ Do ảnh hưởng từ bọt khí

Thông thường, đây là kết quả của sức hút tạo ra trong quá trình cho bú, và bọt khí cũng theo đó đi vào qua miệng của bé. Với những trường hợp này, mẹ nên cho bé ợ hơi mỗi 3-5 phút trong khi cho bú hoặc nghỉ giữa các cữ bú. Nếu bé bú bình, chắc chắn rằng núm vú của chai đúng kích cỡ. Núm vú quá lớn sẽ khiến bé uống vào quá nhanh và nuốt vào nhiều hơi. Nếu núm vú quá nhỏ, bé cũng sẽ nuốt vào nhiều hơi nhưng sữa lại chảy xuống chậm.

3/ Khi sữa mẹ về quá nhiều

Với những mẹ có nguồn sữa dồi dào, lượng sữa mẹ sản xuất trong mỗi lần cho bé bú cũng sẽ nhiều hơn bình thường. Việc bé uống “ừng ực” sữa một cách nhanh chóng cũng là nguyên nhân “đẩy” khí vào nhiều hơn.

Truy tìm thủ phạm khiến bé bị đầy hơi

Sữa về quá nhiều, thiệt mẹ lẫn con!
Vài đầu tuần đầu tiên sau sinh, nhất là các mẹ sinh thường, sữa về nhiều là chuyện hoàn toàn bình thường. Về sau, khi đã quen, mẹ có thể kiểm soát và cảm thấy dễ chịu hơn khi cho con bú. Tuy nhiên, phải làm sao nếu sữa lúc nào cũng xuất quá lượng cần thiết?

4/ Ảnh hưởng từ môi trường

Giống người lớn bị rối loạn đường ruột trong tình huống căng thẳng, trẻ em cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi môi trường sống. Những đứa trẻ nhạy cảm thường phải đối măt với chứng đầy hơi dữ dội, cáu gắt, và khó ngủ vào cuối ngày hay đêm nhiều hơn các bé khác.

5/ Do bé đang trong giai đoạn ăn dặm

Trong giai đoạn bắt đầu làm quen với những loại thực phẩm rắn sẽ tạo ra những thay đổi có thể khiến em bé mất một thời gian để làm quen. Hơn nữa, một số loại thực phẩm như các loại rau họ cải, một vài loại trái cây và đậu… thường tạo ra nhiều hơi trong quá trình tiêu hóa và ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.

Truy tìm thủ phạm khiến bé bị đầy hơi

Mẹ đã biết cách cho con ăn dặm đúng cách?
Ăn dặm là một trong những giai đoạn quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, khi nào nên cho trẻ ăn dặm, và ăn dặm như thế nào để bé phát triển tốt nhất? Tham khảo thông tin sau đây để tìm câu trả lời cho mình, mẹ nhé!

6/ Khi bé khóc

Khi còn nhỏ, khóc là một trong những “hoạt động” hàng ngày của trẻ sơ sinh, và cũng là cách bé giao tiếp với mẹ. Tuy nhiên, trong khi khóc, bé cũng sẽ “nuốt” vào hệ tiêu hóa của mình một lượng khí khá lớn, và những “bong bóng” khí này có thể bị mắc kẹt trong dạ dày của bé, sau đó “chui” vào ruột.

 MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *