Tự kỷ hay thiên tài?

shape

01 Feb

Julia PhạmFeb 01, 2020

Tự kỷ hay thiên tài?

Do hệ thần kinh bị rối loạn phát triển, trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong giao tiếp, kiểm soát tâm lý và hành vi cơ thể cũng như bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. Vì vậy, trẻ em tự kỷ thường khó có thể hòa nhập với cộng đồng xung quanh. Đây là suy nghĩ chung của hầu hết mọi người khi nghe nói về một đứa trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, trong suy nghĩ của các chuyên gia, điểm chung của hầu hết trẻ em tự kỷ là tài năng bẩm sinh về một lĩnh vực đặc biệt nào đó.

Một trường hợp điển hình cho tình trạng này, Jacob Barnett, cậu bé người Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ từ nhỏ, nhưng lại là một thần đồng với chỉ số IQ vượt cả Einstein. Tất nhiên, Jacob Barnett không phải là trường hợp duy nhất. Trên thế giới có rất nhiều thiên tài có dấu hiệu tự kỷ ngay từ nhỏ. Họ cũng gặp những vấn đề về tâm lý hoặc rối loạn phát triển thần kinh. Song bù lại, họ có một khả năng thiên bẩm về một lĩnh vực, khả năng nào đó.

Tự kỷ hay thiên tài?

Dù tự kỷ, bé cũng sẽ có khả năng đặc biệt trong một vài lĩnh vực

1/ Đừng vội “dán nhãn” bé cưng

Chắc chắn, việc nuôi dạy một đứa trẻ tự kỷ sẽ mang lại cho mẹ rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thay vì quá lo lắng, mẹ nên chủ động quan tâm, theo dõi và chú ý những biểu hiện của bé. Tự kỷ không phải chậm phát triển mà là phát triển gián đoạn. Một đứa trẻ tự kỷ vẫn có thể hiểu và nhớ rất nhanh những vấn đề nằm trong lĩnh vực yêu thích của mình.  Hơn nữa, trẻ dưới 3 tuổi chưa bộc lộ hết sự phát triển của mình nên rất khó phân biệt. Thậm chí, ngay cả khi bị tự kỷ, nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, bé vẫn có thể trở thành người bình thường và hòa nhập với xã hội.

2/ Tối ưu khả năng của bé

Trẻ tự kỷ sẽ có những vùng não bị “đóng băng”, và sự khiếm khuyết này sẽ gây ra một vài vấn đề trong cách nhận thức, giao tiếp xã hội hoặc hành vi thường ngày của bé. Sẽ có rất nhiều việc bé không thể làm được. Tuy nhiên, thay vì tập trung vào danh sách những điều không thể, mẹ nên tìm hiểu năng khiếu tiềm ẩn của bé. Ngoài ra, mẹ có thể giúp bé khắc phục những hành động “không bình thường” của mình. Điều này cần mẹ phải hết sức kiên nhẫn, bởi chỉ lơ là một chút, hành vi khác thường của bé sẽ trở thành thói quen. Khi đó, việc thay đổi sẽ trở nên rất khó khăn.

Tự kỷ hay thiên tài?

"Cứu" trẻ tự kỷ bằng âm nhạc
Theo nghiên cứu năm 2004 của tạp chí Music Therapy (Đức), sử dụng âm nhạc trị liệu sẽ mang lại những tác động tích cực đối với trẻ tự kỷ như: cải thiện hành vi xã hội, tăng sự tập trung chú ý, cải thiện khả năng nhận thức và phối hợp của cơ thể...

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *