Tuyệt chiêu massage cho bé luôn khỏe mạnh
Không chỉ có massage mặt, bụng hay lưng mới được khuyến khích cho trẻ sơ sinh. Việc massage bàn chân cũng rất có ích cho bé. Theo các tài liệu y học truyền thống của phương Đông, trên bàn chân có rất nhiều huyệt và tác động đến các huyệt này đúng cách sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho cả cơ thể. Theo đó, việc massage bàn chân chính là một cách để bé tăng cường sức khỏe. Để massage cho bé đúng cách, mẹ hãy thử các cách sau đây:
Cách 1: Massage vùng búi mặt trời
Nắm bàn chân bé và day nhiều lần ở vùng búi mặt trời (vị trí trong hình minh họa). Khi day vùng này, bạn hãy xoay nhẹ tay thành một vòng tròn nhỏ. Tiếp tục cho đến khi bé muốn bạn bỏ tay ra. Có thể tiến hành ở cả hai chân cùng một lúc. Vùng búi mặt trời có liên hệ với hệ tiêu hóa của bé. Massage vị trí này giúp bé giảm tình trạng đầy hơi. Massage cho bé ở vị trí này còn giúp giải quyết một số vấn đề liên quan đến đường thở của bé.
Vị trí búi mặt trời, một trong những vị trí thư giãn tuyệt vời cho bé
Massage cho trẻ sơ sinh giúp con thêm cứng cáp
Những kỹ thuật massage này rất tốt cho trẻ sơ sinh, nhất là các bé đang vào giai đoạn tập bò. Để tăng hiệu quả, không nên massage cho bé trước hay sau khi ăn hoặc khi bé đang buồn ngủ.
Cách 2: Massage cho bé ở vùng đệm chân ngay dưới các ngón chân
Vùng này có liên hệ với sức khỏe của phổi và hệ thống hô hấp. Tương tự như những vùng khác, bạn có thể sử dụng chuyển động xoay tròn của ngón tay cái để massage, giúp kích thích hệ hô hấp của bé. Những vấn đề về hô hấp rất thường xảy ra với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bệnh hô hấp khiến bé khó thở, lười bú mẹ và ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe chung của bé. Massage cho bé thường xuyên là một trong những cách tốt để tăng cường sức khỏe hô hấp theo thời gian.
Cách 3: Massage rìa ngón chân
Vùng rìa ngón chân được cho là có mối liên hệ mật thiết với vùng đầu và răng. Một vài động tác xoa và day đơn giản mỗi ngày sẽ giúp thư giãn, giảm cảm giác khó chịu ở vùng đầu và răng, hàm. Massage ở những vùng rìa các ngón chân còn là một cách tốt để xoa dịu bé trong những ngày mọc răng.
Cách 4: Massage vùng đệm thịt của các ngón chân
Việc dùng các loại thuốc tiêu nhầy, chống nghẹt mũi cho bé sơ sinh thường không được khuyến khích. Trong những trường hợp này, việc massage cho bé cũng có thể đem lại những tác dụng nhất định. Vùng đệm thịt của các ngón chân chính là cánh cửa thông trực tiếp lên vùng xoang của bé. Bạn hãy massage kỹ những vùng này cho bé nhé. Nó sẽ giúp ích rất nhiều cho bé đấy.
Cách 5: Massage vùng giữa lòng bàn chân
Chính giữa lòng bàn chân là “lãnh địa” của những huyệt liên quan đến sức khỏe của vùng bụng trên và bụng dưới của bé. Chà xát ở vùng lòng bàn chân sẽ rất có ích cho những trường hợp bé bị táo bón hay đầy hơi. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với thực hiện động tác đạp xe và massage xoay tròn ở vùng bụng để bé yêu mau hết khó chịu.
Tuyệt chiêu massage chống táo bón cho bé yêu
Massage là một cách chữa táo bón cho bé rất hiệu quả. Không chỉ phát huy tác dụng khi bé đang bị táo bón, việc massage hằng ngày còn ngăn ngừa tình trạng này quay trở lại
Cách 6: Massage vùng gót chân
Vùng gót chân của bé biểu trưng cho sức khỏe của vùng hông, chậu. Massage thường xuyên ở gót chân giúp củng cố sức khỏe vùng chậu của bé, giảm những vấn đề có thể phát sinh khi bé lớn quá nhanh và trọng lượng ảnh hưởng đến vùng chậu. Đây cũng là vùng massage thích hợp cho những vấn đề như táo bón hay vấn đề khác ở vùng bụng.
Cuối cùng, để việc massage cho bé trở nên thú vị và bé thật thích thú, bạn cần làm cho bé cảm thấy như đó là một trò chơi vậy. Đừng quên thử các bước dưới đây khi tiến hành massage bàn chân cho bé:
- Nhìn vào mắt bé và mỉm cười với bé
- Nhớ nói với bé rằng bạn sẽ massage cho bé
- Trò chuyện với bé
- Hát cho bé nghe
- Làm ấm tay trước khi massage cho bé
- Giữ không gian yên tĩnh, mở nhạc nhẹ nhàng là cách tốt nhất để tạo ra một môi trường hoàn hảo cho việc massage.
- Bạn có thể sử dụng thêm dầu massage để giúp đôi tay trơn tru hơn
- Không massage khi bé khó chịu, quấy khóc mà nên đợi cho bé bình tĩnh trở lại.
- Massage bất cứ khi nào bạn thấy thuận lợi: khi bé mới thức dậy, khi bé chuẩn bị đi tắm, khi tắm xong, trước khi đi ngủ…
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.