Vì sao bé hay bịa chuyện?

shape

31 Oct

Khanh ElisaOct 31, 2019

Vì sao bé hay bịa chuyện?

Theo các chuyên gia về trẻ em cho biết, có 4 lý do chính khiến bé cưng của bạn hay dựng lên những câu chuyện không có thật. MarryBaby xin chia sẻ cùng bạn ngay sau đây.

Trí tưởng tượng bay bổng
Tuổi thơ và trí tưởng tượng là hai thứ luôn song hành thân thiết. Mặc dù bạn có thể hơi bực bội vì cậu nhóc hay cô bé cứ bịa ra chuyện này chuyện nọ nhưng đó là một phần của tuổi thơ cần thiết để bé trưởng thành. Chỉ đơn giản là thực tế một số bé có trí tưởng tượng bay bổng hơn những đứa trẻ khác. Chúng có thể thấy người bạn vô hình bước ra khỏi bức tường và nói chuyện với bé hay chú mèo biết gật gù thưởng thức âm nhạc và chạy vào kể ngay cho mẹ nghe. Bé cũng có thể bày ra bàn tiệc và mời người bạn tưởng tượng của mình ăn bánh. Lúc này, đừng nổi giận với bé mẹ nhé vì đó chỉ là tâm lý thông thường của trẻ em mà thôi.

Vì sao bé hay bịa chuyện?

Trẻ thơ có trí tưởng tượng bay bổng nên bé hay kể những câu chuyện “siêu thực”

Thu hút sự chú ý
Trẻ em thường không có khái niệm gì về sự tế nhị, chúng huyên thuyên đủ điều theo ý muốn của mình. Khi chúng bắt đầu kể những câu chuyện không có thật, đừng vội khẳng định rằng đó là tên nhóc nói dối. Theo tiến sĩ, chuyên gia tâm lý gia đình và trẻ em Dr. Fran Walfish, tác giả cuốn sách The Self Aware Parent (tạm dịch: Cha mẹ nên tự biết), việc trẻ em liên kết sự tưởng tượng của chúng và thể hiện bằng những câu chuyện là khá phổ biến. Khi bé bắt đầu đi học, có thể bé sẽ hồn nhiên nói với bạn bè: “Mẹ tớ tối qua có em bé đó nha!” hay “Ba tới đi ra nước ngoài rồi”… Tất cả là vì chúng muốn gây ấn tượng và thu hút sự chú ý của bạn bè tới mình.

Thử giới hạn cha mẹ
Khi bé vượt quá giới hạn của sự tưởng tượng, óc sáng tạo và dần thành thói quen hay nói dối, đó cũng có thể là một cột mốc khác của sự phát triển khác. “Vào thời điểm bé nhận ra rằng ba mẹ có vẻ lơ là và không để ý mọi điều bé làm. Bé sẽ thử làm theo cách khác để xem bạn có quan tâm hay không. Thật ra, chúng đang dò xét giới hạn của bạn. Đây cũng là một bước phát triển cao hơn về nhận thức ở trẻ”. Tiến sĩ Sunny Im-Wang, tác giả cuốn sách “Happy, Sad & Everything In Between: All About My Feelings” (Tạm dịch: vui, buồn và mọi điều ở giữa: Tất cả những cảm xúc của tôi”, chia sẻ. Vì thế, lúc này, cha mẹ phải thật kiên nhẫn, tinh tế để hiểu rằng bé đang muốn gì.

Bé học ở cha mẹ
Cha mẹ luôn là hình mẫu để bé học theo từ những điều nhỏ nhặt nhất. Nên khi bạn phát hiện ra bé cưng có xu hướng nói dối thì cũng nên nhìn lại chính mình. Liệu trong cuộc sống hàng ngày, bạn có có “khoác lác” với hàng xóm, bạn bè… ngay trước mặt bé hay không. Nếu có, hãy chấn chỉnh ngay lập tức để xứng đáng là bậc cha mẹ gương mẫu cho bé nhé!
Bài viết ngày chỉ đề cập đến mức độ hơi nói quá sự thật của bé. Về các vấn đề nói dối nghiêm trọng hơn, mời bạn tham khảo bài viết mà MarryBaby đã từng thực hiện tại đây.

PN.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *