Vì sao thai phụ không nên hiến máu?
Mặc dù hiến máu là việc nên làm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng nhưng theo các chuyên gia sản phụ khoa, mẹ bầu nên tạm ngưng hành động có ý nghĩa nhân đạo ấy. Lý do là mẹ cần dành tất cả lượng máu trong cơ thể hiện tại cho bản thân và thai nhi.
Lưu lượng máu tăng lên gấp nhiều lần trong thai kỳ để cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Đó là lý do mẹ bầu không nên để mất máu
Thiếu máu là hiện tượng phổ biến trong thai kỳ
Trên thực tế, 50% phụ nữ sẽ trải qua tình trạng thiếu máu khi mang thai. Lượng hồng cầu sẽ giảm do thiếu sắt. Vì vậy, mẹ bầu không phải là ứng viên tốt để hiến máu.
Hiến máu là lấy đi một lượng không nhỏ máu trong cơ thể, nhiều hơn cả một chu kỳ kinh nguyệt, do đó nếu cơ thể khỏe mạnh thì lượng máu mất này không gây ra ảnh hưởng gì cả, cơ thể có thể tự bù trừ được. Tuy nhiên, trên một cơ thể đang yếu, đang thiếu máu thì ngược lại, cùng một lượng máu mất trên có thể gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm như tụt huyết áp, choáng, ngất, té ngã hoặc làm nặng thêm tình trạng thiếu máu vốn có và máu của những người thiếu máu cũng không đủ “chất lượng”.
Những mẹ bầu thiếu máu có thể dẫn đến thai nhi chậm phát triển hoặc sinh con nhẹ cân.
Mẹ biết gì về thiếu máu khi mang thai?
Thiếu máu là tình trạng thường gặp ở nữ giới, đặc biệt là thiếu máu khi mang thai vì giai đoạn này cơ thể cần lượng máu đặc biệt cao.
Thêm vào đó, các nguyên tắc của đơn vị nhận máu nhân đạo cũng không cho phép các mẹ bầu hiến máu. Một minh chứng cụ thể là tại Trung tâm Huyết học và Truyền máu của Mỹ, “mang thai” nằm trong danh sách “những lý do để trì hoãn hiến máu”. Theo các chuyên gia y tế, ít nhất bạn phải chờ khoảng 6 tuần sau khi em bé được sinh ra mới có thể hiến máu.
Lỡ hiến máu khi chưa biết mình có thai?
Tuy không được khuyến khích, mẹ bầu cũng không cần quá hốt hoảng khi lỡ cho máu trong những tuần đầu của thai kỳ. Trừ trường hợp thiếu máu nghiêm trọng (huyết sắc tố nhỏ hơn 6 gam/100ml máu), nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi thường không cao. Điều này cũng có nghĩa, tình trạng thiếu máu nhẹ của các mẹ bầu sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên, ngay khi phát hiện ra, mẹ cần đi khám để xem xét tình trạng thiếu máu của mình có nghiêm trọng hay không. Vì mang thai sẽ làm cho thiếu máu nặng thêm, ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu. Các dạng thiếu máu thiếu sắt và thiếu máu hồng cầu non có thể điều chỉnh thông qua bổ sung kịp thời chất sắt và vitamin và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Phát hiện và điều trị thiếu máu khi mang thai
Có thể bạn đã từng nghe tới tình trạng thiếu máu khi mang thai do thiếu sắt, nhưng bạn đã biết dấu hiệu nhận biết và cách cải thiện tình trạng này hay chưa?
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.