Viêm mũi dị ứng trẻ em: Nguyên nhân (Phần 1)

shape

31 Oct

Khanh ElisaOct 31, 2019

Viêm mũi dị ứng trẻ em: Nguyên nhân (Phần 1)

Dị ứng là gì?
Dị ứng là một phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với những chất lạ. Các chất gây nên hiện tượng dị ứng được gọi là dị nguyên bao gồm bụi, phấn hoa, mốc, bụi ve…

Những chất này kích thích cơ thể và gây ra các triệu chứng như chảy mũi, hắt hơi, ngứa và ho. Các triệu chứng này có thể nhẹ hoặc nặng hơn tùy theo thời tiết hoặc do tiếp xúc liên tục với chất gây dị ứng. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có khả năng bị sốc phản vệ, đe dọa đến tính mạng.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

  • Bụi ve: sinh vật cực nhỏ phát triển mạnh trên da người, gần 85% người bị dị ứng dị ứng với bụi ve.
  • Lông chó, mèo hay các loại lông động vật khác.
  • Phấn hoa từ cây, cỏ và cỏ dại.
  • Nấm mốc: có trong những nơi ẩm ướt như phòng tắm, tầng hầm hoặc ngoài trời ở vùng khí hậu ẩm.

Một số trẻ em bị dị ứng với lông nhồi gối hoặc chăn len. Ngoài ra, khói thuốc lá có thể làm các triệu chứng dị ứng của bé tồi tệ hơn.

Viêm mũi dị ứng trẻ em: Nguyên nhân (Phần 1)

Bố mẹ cần phân biệt được trẻ bị viêm mũi dị ứng hay các bệnh về hô hấp khác

Phân biệt viêm mũi dị ứng và cảm lạnh
Triệu chứng của viêm mũi dị ứng và cảm lạnh rất giống nhau: sổ mũi, chảy nước mắt, ho, nghẹt mũi, hắt hơi… nên khó nhận ra sự khác biệt.

  • Bé bị cảm lạnh thường sẽ khỏi trong trong vòng một tuần hay 10 ngày, dị ứng thì không.
  • Bé bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi liên tục?
  • Bé thường xuyên hít hít mũi, dùng tay chùi hoặc cọ vào mũi?
  • Nước mũi nhìn trong và mỏng trái ngược với màu vàng và đặc như thông thường.
  • Hắt hơi nhiều.
  • Mắt ngứa, đỏ, chảy nước mắt.
  • Vùng da dưới mắt bé có bị thâm, tím hoặc xanh.
  • Thở bằng miệng.
  • Ho khan kéo dài.
  • Da bị phát ban, đỏ ngứa.

Nếu mẹ trả lời có cho một hoặc nhiều câu hỏi trên, bé yêu có thể đã bị dị ứng. Trẻ em bị viêm mũi dị ứng cũng dễ bị nhiễm trùng tai, hen suyễn và viêm xoang.

Dị ứng có di truyền không?
Một đứa trẻ có thể được di truyền khả năng phát triển bệnh dị ứng nhưng các chất gây dị ứng cụ thể thì không có tính di truyền.

Nếu ba hoặc mẹ bị dị ứng, khả năng di truyền với bé là từ 40-50%. Xác suất này lên đến 75- 80% nếu cả ba và mẹ đều bị dị ứng.

Thông thường, ba mẹ sẽ mất khoảng vài tháng mới nhận ra bé bị dị ứng vì điều này tùy thuộc vào mức độ thường xuyên các bé tiếp xúc với chất gây dị ứng.

Làm thế nào để biết bé bị dị ứng với chất gì?
Mẹ cần quan sát kỹ và đưa bé đi khám để xác định nguyên nhân dị ứng.

Dị ứng nấm mốc thường phát triển khi thời tiết ẩm ướt và có thể khó phân biệt với bệnh cảm lạnh. Bụi ve hoặc dị ứng vật nuôi thường gây nghẹ mũi buổi sáng suốt cả năm. Dị ứng phấn hoa phổ biến trong mùa xuân, mùa hè và mùa thu.

Mẹ không thể chắc chắn rằng con bị dị ứng vật nuôi nếu chỉ gửi thú cưng đi đâu đó trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu thời gian cách ly giữa bé và vật nuôi đủ lâu và bé trông khỏe hơn, đây có thể là nguyên nhân. Ngoài ra, mẹ cũng cần quan sát thêm để biết liệu bé có bị dị ứng với thứ gì khác trong nhà hay không.

Bác sĩ sẽ cho bé xét nghiệm máu để đo mức độ kháng thể IgE. Tuy nhiên, nếu xét nghiệm máu không cho thấy kết quả dị ứng, bé cần tiến hành thêm xét nghiệm da.

Việc thử nghiệm sẽ cho mẹ biết con bị dị ứng với chất gì tại thời điểm đó nhưng có thể thay đổi khi bé lớn hơn. Tốt nhất, mẹ nên đưa bé tái khám sau 6-12 tháng.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *