Viêm phụ khoa khi mang thai: Xử nhanh kẻo hại!
Một trong những điều “ngán ngẩm” nhất của các chị em là bị viêm phụ khoa khi mang thai. Không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà còn hàng loạt những cảnh báo nguy hiểm cho sức khỏe bà bầu và em bé trong bụng nếu bệnh viêm nhiễm tới mức nặng. Phải làm sao để ngăn chặn “kẻ thù giấu mặt” này?
Viêm phụ khoa khi mang thai nếu không được điều trị dứt điểm, kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé
Viêm phụ khoa khi mang thai – Khi nào mẹ cần lo?
Viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu
Nội tiết tố khi mang thai thay đổi đột ngột làm cho môi trường ở “vùng kín” bị thay đổi theo, dẫn tới tình trạng mất cân bằng. Các vi khuẩn có ích bị mất đi tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm xâm nhập vào gây ra hiện tương ngứa rát ở cô bé. Hoặc tình trạng khí hư tiết bất thường khiến cho “cô bé” của mẹ bầu luôn cảm thấy dính ướt khó chịu. Đặc biệt ở giai đoạn này, mẹ bầu cũng luôn luôn đắn đo vấn đề dùng thuốc liệu có an toàn với thai nhi hay cứ “sống chung với lũ”?
Viêm phụ khoa khi mang mang thai có thể làm bạn luôn “ám ảnh” cảm giác ngứa cả ngày lẫn đêm. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định thuốc đặt và thuốc uống, có khi kết hợp song song. Hiện đã có những loại thuốc dành riêng cho bà bầu, bạn có thể yên tâm điều trị.
Phòng ngừa viêm nhiễm khi mang thai nhờ ăn đúng món!
Ngoài cách giữ gìn vệ sinh, bạn có biết ăn uống đúng cũng giúp bảo vệ "cô bé" khỏi viêm nhiễm khi mang thai? Tham khảo ngay để thêm vào thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu của mình, bạn nhé!
Viêm phụ khoa ba tháng giữa và ba tháng cuối
Lúc này, thai nhi đã lớn chèn lên bàng quang của mẹ gây ra cảm giác buốt khi tiểu. Hơn nữa sự gia tăng của hợp chất glycogen khiến môi trường âm đạo bị mất cân bằng là môi trường cho vi khuẩn và nấm candida phát triển quá mức gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Cùng với đó, những yếu tố khác gây ra viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng cuối là sự gia tăng của các hormone nội tiết tố làm nồng độ pH trong âm đạo bị thay đổi.
Nếu không được chữa dứt điểm dễ gây nguy cơ sinh non, con sinh ra nhẹ cân hơn bình thường. Hơn nữa, nguy cơ lây nhiễm sang thai nhi sẽ rất cao, nhất là những trường hợp mẹ sinh thường. Nếu phát hiện viêm phụ khoa trong giai đoạn này, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị ngay.
Bài thuốc dân gian trị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
Lá trà xanh trị ngứa vùng kín
Nấu ấm nước trà xanh thật đặc dùng để rửa mỗi ngày 3 lần. Lá trà xanh chứa hợp chất epigallocatechin-3-gallate (EGCG), có tác dụng làm suy yếu nấm Candida – loại nấm thường xuyên trú ngụ và tấn công vùng kín của các mẹ bầu.
Cách thực hiện: Dùng một nắm lá trà xanh rửa sạch vò nát cho vào nồi. Thêm một chút muối hạt. Dùng 500ml nước đun sôi chừng 10 phút bắc nồi ra đổ nước trà ra một chậu nhỏ. Sau đó bạn dùng chiếc ghế cao ngồi lên để xông. Khi nước hết bốc hơi, kiểm tra nước còn ấm thì dùng để rửa lại phía ngoài “cô bé” của bạn.
Lưu ý: nếu thai lớn không thể ngồi lên ghế để xông, mẹ bầu nên pha nước trà xanh ấm để rửa. Sau đó dùng khăn sạch thấm cho khô. Chỉ làm vài lần là bạn cảm thấy bớt ngứa ngáy khó chịu và khô ráo.
Chăm sóc vùng kín khi mang thai
Những thay đổi của cơ thể khi mang thai có thể khiến "cô bé" dễ bị nhiễm khuẩn. Một vài lưu ý dưới đây sẽ giúp mẹ chăm sóc và bảo vệ khu vực nhạy cảm này
Lá trầu không giúp hết khí hư
Lá trầu không có chứa tinh dầu có khả năng ức chế sự lây lan của vi khuẩn, nấm. Nhất là đối với trường hợp viêm phụ khoa khi mang thai hạn chế dùng thuốc, lá trầu không là một sự “giải cứu” tốt nhất.
Cách làm: Lấy 5-7 lá trầu không, rửa thật sạch rồi giã lấy nước, loại bỏ bã trầu. Pha với nước ấm để rửa vùng kín ngày 3 lần. Bài thuốc này được lưu truyền trong dân gian rất hiệu quả trong việc điều trị khí hư tiết bất thường, vùng kín ngứa rát và có mùi khó chịu. Nếu siêng, bạn chỉ cần rửa vài ngày là khỏi hẳn.
Lá ổi làm giảm tiết dịch vùng kín, giảm cảm giác đau rát do vi khuẩn
Cách làm: Dùng một nắm lá ổi rửa sạch, đun nước sôi cho thêm chút muối dùng để xông vùng kín hàng ngày. Hoặc lá ổi giã nát lấy nước rồi pha chút nước ấm dùng để rửa vùng kín. Thực hiện bài thuốc này 3 ngày là có hiệu quả.
Đối với các bài thuốc lá dân gian, bạn nhớ rửa lá thật sạch và phải thực hiện đều đặn mỗi ngày. Không dùng để thụt sâu vào bên trong vùng kín. Chú ý vệ sinh từ trước ra sau tránh viêm ngược dòng.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.